[justify]Chịu chơi[/justify]
[justify]Dù đã tốt nghiệp nhưng sinh viên lớp Luật kinh tế, trường Đại học Luật vẫn nhắc lại cô bạn Nguyễn Ngân Hà, biệt danh Nấm. Từ bộ quần áo, túi xách cho tới giầy dép của cô đều là của những thương hiệu nổi tiếng. Nhưng tất cả đều là hàng… second hand.[/justify]
Ảnh minh họa |
[justify]Không có vài nghìn đô la để dùng giầy mới của Nike, túi xách của Louis Vuitton nên cô chuyển sang dùng hàng second hand. Một chiếc áo, một đôi giày hay ví của Hà có giá ít nhất từ 500.000 đồng trở lên. Hà sẵn sàng bỏ ra cả triệu đồng để sở hữu một đôi giày đã mòn gót vì nó là hàng độc.[/justify]
[justify]Không chỉ có mình Hà, rất nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, công việc khác nhau như diễn viên, ca sĩ, giáo viên, doanh nhân… đều chung sở thích dùng hàng độc. Mặc dù chị Tô Mai Lan ở ngay trung tâm thành phố Lạng Sơn, chị Tô Mai Lan có thể mua sắm nhiều thứ thuận tiện với giá rẻ, nhưng chị rất ít khi mua hàng mới.[/justify]
[justify]Từ mấy năm nay, giầy dép của chị đều là hàng second hand được mua trong những lần xuống Hà Nội. Chị kể, đôi giầy chị đang đi được mua cách đây hai năm với giá 400.000 đồng. "Hồi đó, bạn bè kêu ầm lên khi biết tôi mua giày cũ với giá đó. Nhưng bây giờ thì không ai nói gì nữa, lại còn hỏi xem tôi mua ở đâu. Đôi giầy này càng đi lâu, da càng bóng và đẹp", chị cười nói.[/justify]
[justify]Chị Sĩ Thị Thường, một công chức ngành thuế, là "tín đồ" hàng second hand đã ngót hai chục năm. Từ những chiếc valy cho hai cô con gái đi du học, cho tới quần áo mặc trên người của chị đều là hàng second hand. Trong lần chuẩn bị cho cô con gái đi du học vừa qua, chị bỏ ra hơn hai triệu đồng để mua chiếc valy có nhãn hiệu nổi tiếng ở chợ Hàng Da.[/justify]
[justify]Theo chị Thường chất liệu của chiếc valy đó tốt, kiểu dáng đẹp, đặc biệt còn thể hiện đẳng cấp mà không cần phải bỏ số tiền lớn. Thực tế, cái giá của sự độc đáo, sang trọng tính ra cũng không hề đắt. Chị Thường tâm sự: "Nhiều chiếc áo sau khi mua về, tôi giặt lại và mặc lên nhìn không khác gì áo mới, vẫn rất lịch sự và sang trọng".[/justify]
[justify]Nếu như ở Kim Liên, với 50.000 hoặc 70.000 đồng khách hàng có thể sở hữu một chiếc áo khá đẹp, thì ở khu Hàng Da và Phan Bội Châu, giá sẽ đắt hơn. Có thể kể đến một số nơi là điểm đến quen thuộc của giới "sành điệu" như giầy dép, túi xách Cường Sơn, Hợp Đạt (Phùng Hưng), Hàng Thùng số 2 Phan Bội Châu… Hàng ở đây đã được chọn lọc nên nói chung toàn đồ xịn. Ví dụ như túi của Louis Vuitton, D&G, Chanel và Calvin Klein, ví Boss… Giá nhiều mặt hàng ở đây lên đến vài triệu đồng.[/justify]
[justify]Hiếm có khó tìm[/justify]
[justify]Hàng second hand có nhiều ở Hà Nội, nhưng tìm được một món đồ ưng ý, không đụng hàng thì rất tốn thời gian và công sức. Muốn mua được chiếc valy cho con gái, chị Thường đã phải dành các buổi trưa của cả tuần để vào chợ Hàng Da, đồng thời còn đặt trước từ chủ cửa hàng quen. Để có được những bộ quần áo ưng ý. Hà đã mất khá nhiều thời gian cho việc săn lùng đồ cũ.[/justify]
[justify]Tuy khó là vậy, nhưng theo chị Dung, một người bán ví, túi xách hơn 20 năm ở phố Phùng Hưng, thì dù đã qua sử dụng nhưng do độc đáo, không đụng hàng nên đồ second hand vẫn được rất nhiều người thích.[/justify]
[justify]Nhưng đồ hiếm, giá cao cũng không chắc đã tỷ lệ với lãi nhiều. Đó là chưa nói đôi khi còn rủi ro. Hàng ở đây chủ yếu phụ thuộc vào đầu nậu mang từ Campuchia sang. Khi có hàng, đầu nậu sẽ gọi điện báo. Phần lớn hàng của chị Dung là "nước một" cực đẹp và hợp thời trang. "Nhưng cũng có nhiều kiện mở ra toàn hàng xấu, chất đống mà bán, không có được những thứ mình mong muốn", chị nói thêm. Còn chủ cửa hàng quần áo ở 83 Thợ Nhuộm thì cho biết hàng second hand giá cao thường phải có khách đặt thì mới dám lấy. Cũng vì thế nên không phải ai cũng mạo hiểm buôn dòng hàng này. Chị Ngọc Lan, chủ cửa hàng quần áo ở Phùng Hưng chia sẻ: "Tôi hiếm khi nhập hàng giá độc và đắt, vì giá cao lại kén khách. Kể cả không lỗi mốt, không bị lỗ nhưng nếu bán chậm thì dễ bị đọng vốn".[/justify]
[justify]Dù không nhiều, nhưng đồ second hand cũng còn một nguồn nữa là từ chính cư dân ở Hà Nội. Nhiều người mặc đồ một thời gian đâm chán vì lỗi mốt (hay bị chê), nên đã "ký gửi". Nếu chủ hàng bán được với giá cao thì ăn phần chênh lệch, còn không thì để đó.[/justify]
[size=3] Theo Giáo dục & Thời đại[/size]