[size=4]Còn 48 giờ nữa, sĩ tử cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ thi Đại học đợt 1, đặt một viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp sau này. Nhưng với nhiều cô chiêu, cậu ấm, sự hồi hộp, lo lắng cho kỳ thi quan trọng nhất của đời học sinh dường như chưa bao giờ bén đến gót chân.[/size]
[size=4]
ảnh minh họa[/size]
[size=4]Thời tiết nắng nóng, phòng trọ đắt thì không kham nổi, rẻ thì chẳng ở được, nhiều sĩ tử ngậm ngùi khăn gói về ôn luyện tại quê nhà mà trong lòng không khỏi lo lắng. Chong đèn suốt đêm để học thậm chí ăn uống cũng chỉ cho có, mọi hi vọng, mọi quyết tâm đều dành cho 2 ngày thi quan trọng.[/size]
[size=4]Nhưng đối với nhiều cậu ấm, cô chiêu, để đáp lại sự kỳ vọng của cha mẹ, họ sắp xếp lịch ôn luyện kín mít mà… thời gian dành cho việc học chẳng được bao nhiêu.
Lịch ôn tập của một "đại thiếu gia"
Là con trai trưởng trong gia đình có 2 anh em của một đại gia ngành khai thác khoáng sản, việc học của Phan Lê Đức T ngay từ nhỏ đã được bố mẹ "lập trình" sẵn. Cấp 1, cấp 2 rồi đến cấp 3, T đều học những trường danh giá của Thủ đô dù sức học chỉ thuộc loại làng nhàng.
Bắt đầu từ lớp 10, những mong cậu trưởng sẽ nối nghiệp mình, T đã được bố mẹ đưa đến nhà các thầy cô có thâm niên “luyện gà vào ĐH” hướng dẫn ôn tập.[/size]
[size=4]Trong khi các bạn đồng trang lứa chật vật đến sớm để lấy chỗ ở các lò luyện thi thì T một thầy, một trò hoặc cùng lắm thêm 2 - 3 người bạn nữa "diễu" xe lúc thì PS, lúc thì SH đến nhà cô học. Mặc dù nhà thầy, cô có điều hòa nhiệt độ nhưng nếu hôm nào nắng quá hay mưa quá, không được mẹ lấy ô tô đưa đi là T “ngủ quên” ở nhà.[/size]
[size=4]Sau kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, mặc dù kết quả 3 môn Toán - Lý - Hóa không thực sự ấn tượng nhưng thấy phòng cậu quý tử đêm nào cũng chong đèn đến sáng, các thầy cô dạy thêm lại khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Đỗ ĐH thì T thừa khả năng, quan trọng là đỗ có cao hay không?”, "thân mẫu" của "thiếu gia" cũng an lòng phần nào.[/size]
[size=4]Bà ra nghị quyết cho cả nhà: “Ưu tiên số một cho ông con trưởng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, cậu trưởng không phải động chân, động tay. Tất cả tập trung cho việc học”. Về phần mình, bà chất đầy tủ lạnh từ thực phẩm tươi, đồ hộp cho đến hoa quả để cậu tẩm bổ.
Chỉ đến sát ngày thi ĐH, nhận hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, cả nhà mới giật mình té ngửa. Hóa ra, những đêm tưởng cậu chong đèn đến sáng để học thì cậu gọi điện thoại cho cô bạn cũng con nhà "trâm anh thế phiệt" để cùng nhau tâm sự. Còn những lần, ngoài giờ học thêm, lấy cớ đi học nhóm, cậu phóng xe SH 150i đến đón mỗi ngày một hot girl ở trường rồi cùng nhau chui vào nhà nghỉ để… ngủ bù.
Đến bây giờ, khi còn chưa đầy 2 ngày nữa là sẽ đến kỳ thi ĐH nhưng trong lịch học của Phan Lê Đức T vẫn dày đặc: Sáng: 9h30 - 11h học Toán nhà thầy T, chiều 14h - 15h30 học Lý nhà cô P, tối 19h30 - 21h học Hóa nhà cô H, sau 21h tự học…
Những tấm vé đã đặt trước
Nộp đơn dự thi vào Khoa Tự động hóa Thiết kế Cầu Đường của trường ĐH GTVT nhưng ngày đi du học đã được lên lịch, do đó thay vì đi ôn ở nhà thầy nọ, cô kia, trong những ngày các bạn học “đua nước rút”, Phạm Kim N lại rong ruổi khắp các bể bơi, đi shopping để sắm sửa cho những ngày lưu trú ở trời Tây sắp tới.
Bố là một quan chức cấp cao trong ngành Công an, mẹ là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống, từ nhỏ dù chẳng mấy khi sờ tới sách vở nhưng N vẫn lên lớp đều.
Ngay từ những ngày đầu đặt chân vào trường cấp 3, N đã bị phụ huynh ra tối hậu thư: “Phải học hành đến nơi đến chốn nếu không sẽ cho về quê sống với bà nội và tự kiếm sống”.[/size]
[size=4]Nhưng đến năm lớp 12, nhận thấy tiểu thư khó lòng mà đỗ được ĐH, nhị vị phụ huynh của N phải chạy chọt, lo thủ tục để sau khi tốt nghiệp PTTH, cô nàng sẽ sang du học ở nước người.
[/size]
[size=4]Gia đình cũng thuộc dạng khá giả ở Hà Nội nhưng không giống như N, Nguyễn Tú Q có học lực khá hơn nhưng kỳ vọng của cha mẹ cũng đã gây khá nhiều áp lực cho cô nàng.[/size]
[size=4]Kết thúc năm học lớp 11, Q cũng lao đi ôn thi nhưng người chú ruột đang sống và làm việc tại Úc đã hứa lo cho Q một suất học ở xứ người. Do vậy, ngay sau kết thúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH, cô bạn đã từng học ở mái trường Trần Phú tung tăng xách ba lô lên đường đi du lịch.
Còn với Lê Tú C, việc học tập, vui chơi từ nhỏ tới lớn luôn luôn có sự sắp đặt chu toàn của bà mẹ là một doanh nhân nổi tiếng. Sắp tới kỳ thi Đại học nhưng trong suốt 3 năm học dưới mái trường PTTH Việt Đức, cô chẳng mảy may bận tâm.
Mẹ cô luôn tin rằng, thiếu bà, cô sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Do vậy, bà cũng chẳng kỳ vọng gì nhiều vào cô tiểu thư chỉ suốt ngày lo ăn diện. Cố gắng để cô lấy được bằng tốt nghiệp PTTH ở Việt Nam rồi cho cô đi du học. Vừa giữ được thể diện cho mình vừa hi vọng rằng rời khỏi bàn tay che chở của mẹ, sang xứ người cô con gái sẽ tự lập hơn.
Nắm được “lịch trình” nên trong suốt những ngày bạn bè gò lưng “gạo” bài, C đi học cho có, điểm kiểm tra dưới trung bình cũng chẳng khiến cô chăm hơn…
Tiền học thêm càng cao, khả năng đỗ ĐH càng lớn?
Không tin tưởng vào khả năng học tập và sự tự lập của các cậu ấm, cô chiêu, phụ huynh của các công tử, tiểu thư thường lựa chọn thầy học cho con.
[/size]
[size=4]Qua giới thiệu, chị Kiều Huệ N, phụ huynh của Phan Lê Đức T nằng nặc bắt con theo học ở nhà cô P, giáo viên trường PĐP, người từng phát ngôn: “Tất cả những học sinh do cô ôn luyện chưa có ai thi ĐH môn Lý dưới điểm 9”.
Và cái giá cho mỗi buổi học 1,5 giờ, cô P thu của học sinh 300.000đ/buổi/học sinh, gấp 20 lần giá luyện thi 15-17.000đ/buổi ở các lò ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc Gia hay ĐH Sư Phạm.
Không có giá ngất ngưởng như lớp luyện thi của cô P, giá một buổi học thêm ở lớp tiếng Anh của cô L ở Thái Hà cũng khá đắt đỏ: 100.000đ/buổi/học sinh. Tập trung từ 5 - 7 học sinh, thường là một nhóm bạn hay chơi, rồi mời các thầy, cô là giảng viên của các trường ĐH uy tín luyện thi, học phí tuy đắt gấp 6 - 10 lần tiền học ở các lò nhưng cách học này đang được nhiều thiếu gia hưởng ứng.
Theo lý giải của Phan Lê Đức T, tiền học vài trăm nghìn một buổi chẳng đáng gì so với một bữa bay lên sàn với các hot girls của cậu nhưng học có bạn có bè vui hơn. Ngồi học một thầy một trò chỉ tổ buồn ngủ!
Nói về số tiền phải bỏ ra quá lớn so với thực tế, chia sẻ với phóng viên, chị Kiều Huệ N, mẹ của T cho biết: “Để T đỗ ĐH, chẳng phải vài ba trăm nghìn một buổi học, kể cả tiền triệu, gia đình cũng vui lòng, miễn là các giáo viên dạy có phương pháp để học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH thì bao nhiêu tiền, gia đình cũng chẳng tiếc…”.
Theo chị Lê Tuyết N, phụ huynh của Hà Tuyết N, học sinh trường PTTH Đống Đa, người vừa theo học lớp tiếng Anh của cô L ở Thái Hà thì: “Thầy giỏi thì trò theo đông, tiền học thêm có cao gấp nhiều lần những lò luyện thi thông thường, cũng là điều dễ hiểu”.
Ngoài “thầy giỏi” thì để đặt chân vào Đại học, trò cũng “phải hay”!. Khi được hỏi, từ khi học thêm tiếng Anh của cô L, trình độ tiếng Anh của Hà Tuyết N có tiến bộ hơn không thì phóng viên nhận được cái lắc đầu: Tôi cũng không rõ…!
Kỳ thi Đại học đang đến gần, những cậu ấm cô chiêu được trang bị "đến tận chân răng", nhờ thanh thế của bố mẹ, mỗi người lại đi theo những con đường đã được lập trình sẵn…[/size]
[size=4]
ảnh minh họa[/size]
[size=4]Thời tiết nắng nóng, phòng trọ đắt thì không kham nổi, rẻ thì chẳng ở được, nhiều sĩ tử ngậm ngùi khăn gói về ôn luyện tại quê nhà mà trong lòng không khỏi lo lắng. Chong đèn suốt đêm để học thậm chí ăn uống cũng chỉ cho có, mọi hi vọng, mọi quyết tâm đều dành cho 2 ngày thi quan trọng.[/size]
[size=4]Nhưng đối với nhiều cậu ấm, cô chiêu, để đáp lại sự kỳ vọng của cha mẹ, họ sắp xếp lịch ôn luyện kín mít mà… thời gian dành cho việc học chẳng được bao nhiêu.
Lịch ôn tập của một "đại thiếu gia"
Là con trai trưởng trong gia đình có 2 anh em của một đại gia ngành khai thác khoáng sản, việc học của Phan Lê Đức T ngay từ nhỏ đã được bố mẹ "lập trình" sẵn. Cấp 1, cấp 2 rồi đến cấp 3, T đều học những trường danh giá của Thủ đô dù sức học chỉ thuộc loại làng nhàng.
Bắt đầu từ lớp 10, những mong cậu trưởng sẽ nối nghiệp mình, T đã được bố mẹ đưa đến nhà các thầy cô có thâm niên “luyện gà vào ĐH” hướng dẫn ôn tập.[/size]
[size=4]Trong khi các bạn đồng trang lứa chật vật đến sớm để lấy chỗ ở các lò luyện thi thì T một thầy, một trò hoặc cùng lắm thêm 2 - 3 người bạn nữa "diễu" xe lúc thì PS, lúc thì SH đến nhà cô học. Mặc dù nhà thầy, cô có điều hòa nhiệt độ nhưng nếu hôm nào nắng quá hay mưa quá, không được mẹ lấy ô tô đưa đi là T “ngủ quên” ở nhà.[/size]
[size=4]Sau kỳ thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, mặc dù kết quả 3 môn Toán - Lý - Hóa không thực sự ấn tượng nhưng thấy phòng cậu quý tử đêm nào cũng chong đèn đến sáng, các thầy cô dạy thêm lại khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Đỗ ĐH thì T thừa khả năng, quan trọng là đỗ có cao hay không?”, "thân mẫu" của "thiếu gia" cũng an lòng phần nào.[/size]
[size=4]Bà ra nghị quyết cho cả nhà: “Ưu tiên số một cho ông con trưởng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, cậu trưởng không phải động chân, động tay. Tất cả tập trung cho việc học”. Về phần mình, bà chất đầy tủ lạnh từ thực phẩm tươi, đồ hộp cho đến hoa quả để cậu tẩm bổ.
Chỉ đến sát ngày thi ĐH, nhận hóa đơn thanh toán tiền điện thoại, cả nhà mới giật mình té ngửa. Hóa ra, những đêm tưởng cậu chong đèn đến sáng để học thì cậu gọi điện thoại cho cô bạn cũng con nhà "trâm anh thế phiệt" để cùng nhau tâm sự. Còn những lần, ngoài giờ học thêm, lấy cớ đi học nhóm, cậu phóng xe SH 150i đến đón mỗi ngày một hot girl ở trường rồi cùng nhau chui vào nhà nghỉ để… ngủ bù.
Đến bây giờ, khi còn chưa đầy 2 ngày nữa là sẽ đến kỳ thi ĐH nhưng trong lịch học của Phan Lê Đức T vẫn dày đặc: Sáng: 9h30 - 11h học Toán nhà thầy T, chiều 14h - 15h30 học Lý nhà cô P, tối 19h30 - 21h học Hóa nhà cô H, sau 21h tự học…
Những tấm vé đã đặt trước
Nộp đơn dự thi vào Khoa Tự động hóa Thiết kế Cầu Đường của trường ĐH GTVT nhưng ngày đi du học đã được lên lịch, do đó thay vì đi ôn ở nhà thầy nọ, cô kia, trong những ngày các bạn học “đua nước rút”, Phạm Kim N lại rong ruổi khắp các bể bơi, đi shopping để sắm sửa cho những ngày lưu trú ở trời Tây sắp tới.
Bố là một quan chức cấp cao trong ngành Công an, mẹ là chủ một chuỗi cửa hàng ăn uống, từ nhỏ dù chẳng mấy khi sờ tới sách vở nhưng N vẫn lên lớp đều.
Ngay từ những ngày đầu đặt chân vào trường cấp 3, N đã bị phụ huynh ra tối hậu thư: “Phải học hành đến nơi đến chốn nếu không sẽ cho về quê sống với bà nội và tự kiếm sống”.[/size]
[size=4]Nhưng đến năm lớp 12, nhận thấy tiểu thư khó lòng mà đỗ được ĐH, nhị vị phụ huynh của N phải chạy chọt, lo thủ tục để sau khi tốt nghiệp PTTH, cô nàng sẽ sang du học ở nước người.
[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Hình chỉ có tính minh hoạ, không liên quan đến các nhân vật trong bài.[/size] |
[size=4]Kết thúc năm học lớp 11, Q cũng lao đi ôn thi nhưng người chú ruột đang sống và làm việc tại Úc đã hứa lo cho Q một suất học ở xứ người. Do vậy, ngay sau kết thúc kỳ thi tốt nghiệp PTTH, cô bạn đã từng học ở mái trường Trần Phú tung tăng xách ba lô lên đường đi du lịch.
Còn với Lê Tú C, việc học tập, vui chơi từ nhỏ tới lớn luôn luôn có sự sắp đặt chu toàn của bà mẹ là một doanh nhân nổi tiếng. Sắp tới kỳ thi Đại học nhưng trong suốt 3 năm học dưới mái trường PTTH Việt Đức, cô chẳng mảy may bận tâm.
Mẹ cô luôn tin rằng, thiếu bà, cô sẽ chẳng làm nên trò trống gì. Do vậy, bà cũng chẳng kỳ vọng gì nhiều vào cô tiểu thư chỉ suốt ngày lo ăn diện. Cố gắng để cô lấy được bằng tốt nghiệp PTTH ở Việt Nam rồi cho cô đi du học. Vừa giữ được thể diện cho mình vừa hi vọng rằng rời khỏi bàn tay che chở của mẹ, sang xứ người cô con gái sẽ tự lập hơn.
Nắm được “lịch trình” nên trong suốt những ngày bạn bè gò lưng “gạo” bài, C đi học cho có, điểm kiểm tra dưới trung bình cũng chẳng khiến cô chăm hơn…
Tiền học thêm càng cao, khả năng đỗ ĐH càng lớn?
Không tin tưởng vào khả năng học tập và sự tự lập của các cậu ấm, cô chiêu, phụ huynh của các công tử, tiểu thư thường lựa chọn thầy học cho con.
[/size]
[size=4][/size] |
[size=4]Hình chỉ có tính minh hoạ, không liên quan đến các nhân vật trong bài.[/size] |
Và cái giá cho mỗi buổi học 1,5 giờ, cô P thu của học sinh 300.000đ/buổi/học sinh, gấp 20 lần giá luyện thi 15-17.000đ/buổi ở các lò ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc Gia hay ĐH Sư Phạm.
Không có giá ngất ngưởng như lớp luyện thi của cô P, giá một buổi học thêm ở lớp tiếng Anh của cô L ở Thái Hà cũng khá đắt đỏ: 100.000đ/buổi/học sinh. Tập trung từ 5 - 7 học sinh, thường là một nhóm bạn hay chơi, rồi mời các thầy, cô là giảng viên của các trường ĐH uy tín luyện thi, học phí tuy đắt gấp 6 - 10 lần tiền học ở các lò nhưng cách học này đang được nhiều thiếu gia hưởng ứng.
Theo lý giải của Phan Lê Đức T, tiền học vài trăm nghìn một buổi chẳng đáng gì so với một bữa bay lên sàn với các hot girls của cậu nhưng học có bạn có bè vui hơn. Ngồi học một thầy một trò chỉ tổ buồn ngủ!
Nói về số tiền phải bỏ ra quá lớn so với thực tế, chia sẻ với phóng viên, chị Kiều Huệ N, mẹ của T cho biết: “Để T đỗ ĐH, chẳng phải vài ba trăm nghìn một buổi học, kể cả tiền triệu, gia đình cũng vui lòng, miễn là các giáo viên dạy có phương pháp để học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi ĐH thì bao nhiêu tiền, gia đình cũng chẳng tiếc…”.
Theo chị Lê Tuyết N, phụ huynh của Hà Tuyết N, học sinh trường PTTH Đống Đa, người vừa theo học lớp tiếng Anh của cô L ở Thái Hà thì: “Thầy giỏi thì trò theo đông, tiền học thêm có cao gấp nhiều lần những lò luyện thi thông thường, cũng là điều dễ hiểu”.
Ngoài “thầy giỏi” thì để đặt chân vào Đại học, trò cũng “phải hay”!. Khi được hỏi, từ khi học thêm tiếng Anh của cô L, trình độ tiếng Anh của Hà Tuyết N có tiến bộ hơn không thì phóng viên nhận được cái lắc đầu: Tôi cũng không rõ…!
Kỳ thi Đại học đang đến gần, những cậu ấm cô chiêu được trang bị "đến tận chân răng", nhờ thanh thế của bố mẹ, mỗi người lại đi theo những con đường đã được lập trình sẵn…[/size]