Thân hình bé Vân phát triển bình thường như các đứa trẻ 4 tuổi, chỉ có cái đầu bé là to gấp 2 lần so với thân hình gầy guộc. Bé không nói chuyện và nằm một chỗ suốt 4 năm nay, chỉ mỗi cái đầu liên tục phát triển.
[justify]Hoàn cảnh thương tâm trên là tình cảnh ngặt nghèo của mẹ con chị Đoàn Thị Mai sống tại lô 86A, đường Đinh Tiên Hoàng, tỉnh Vĩnh Long. Khổ nỗi chồng chị Mai bị bệnh tâm thần, chẳng san sẻ được gì, bệnh bé Nguyễn Thu Vân (4 tuổi) mỗi lúc một nặng. Hai tháng nay, đầu bé to quá cỡ nên chị không thể bế bé đi xin hoặc bán vé số được nữa. Bởi thế gia đình chị Mai hoàn toàn rơi vào bước đường cùng… chỉ chờ một phép màu từ lòng nhân ái của mọi người.
Mẹ khóc hết nước mắt, đầu con vẫn to dị thường
Nhà chị Mai chỉ là một phòng trọ rộng khoảng 20m2, chứa 4 nhân khẩu, trong nhà đặt vỏn vẹn một chiếc giường nhìn có giá trị. Đây cũng là “khung trời” của bé Thu Vân trong 4 năm ròng rã chống chọi với bệnh tật.
Nỗi niềm của người mẹ trắc ẩn lâu nay giờ mới có dịp giãi bày. Chị Mai kể với giọng xót xa:\"Nếu gia đình không nghèo thì bệnh tình bé Vân đã được chữa khỏi, bây giờ cháu nó có thể đang học mẫu giáo như bao đứa trẻ khác chứ không phải nằm một chỗ với cái đầu to dị thường thế này.\" Chị Mai nói đến đó nghẹn lời sụt sùi nước mắt, rồi cuống cuồng như muốn ôm bé Vânvào lòng nhưng với cái đầu bé Vân quá cỡ, chị không thể!
Mỗi ngày, đầu bé Thu Vân cứ to dần, kèm những cơn co giật khiến bé đuối sức.
Theo chị Mai, lúc bé Vân chào đời cũng bình thường như các em bé khác, chỉ có cái đầu là to gấp 2 lần so với các em bé nằm cạnh. Bác sĩ chẩn đoán bé có khả năng bị não úng thủy và yêu cầu gia đình đưa lên bệnh viện tuyến trên điều trị sớm. Nhưng do gia đình chị Mai quá nghèo, chồng lại bệnh tâm thần, đứa con lớn còn đi học, bởi thế sinh con xong được hai ba tháng là chị Mai đã ôm bé Vân đi bán vé số kiếm tiền đong gạo.
Nhưng khi bé Thu Vân được 5 tháng, bé thường xuyên nóng sốt và đặc biệt cái đầu to bất thường. Lo sợ bé Vân mắc bệnh lạ nên chị Mai vay hỏi bà con một ít tiền rồi đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé bị não úng thủy và đã quá trễ nên không thể điều trị được nữa, gia đình nên đưa bé về để lo hậu sự. Tuy nhiên, với tấm lòng thương con như chị Mai, chị không thể nhìn bé Vân chịu những đau đớn của các cơn co giật. 4 năm trời, nghe bác sĩ nào hay chị đều bế bé Vân đến nhưng tất cả đều lắc đầu, an ủi chị nên bỏ bé.
Chị Mai bày tỏ: “Mỗi lần đưa con đi khám bệnh, tốn ít nhất 1 triệu đồng và sau mỗi đợt khám bệnh là tui phải bế Thu Vân đi bán vé số, hết vé số thì tui ngửa nón lá đi xin từng đồng. Bà con thương cảm, có người cho và còn xin địa chỉ liên lạc rồi bảo khi nào khó khăn thì cho họ hay. Thú thật cũng nhờ tấm lòng của các ân nhân đó mà bé Thu Vân mới sống với tui đến ngày hôm nay.”
Chờ một phép màu từ lòng Nhân ái
Những lần ôm con đi xin, nhiều người cho tiền với lòng chia sẻ nỗi đau của một người mẹ bất lực. Nhưng không ít người dèm pha cho rằng, chị Mai lợi dụng bệnh tật của con cái để vòi tiền. Nghe những lời xì xào, bắt gặp những ánh mắt nghi ngại, những lúc đó nước mắt chị chảy ngược và chỉ biết cam chịu, miễn sao có tiền cho bé thang thuốc, có tiền đong gạo nuôi 4 miệng ăn là chị mãn nguyện rồi.
Chị Mai thẫn thờ ngồi bên bé Thu Vân cho biết, kể từ 2 tháng nay, sức khỏe bé Vân yếu dần. Trước đây, dù bé không cười nói nhưng không bị những cơn co giật khiến bé bấn cả người như bây giờ. Cũng do những cơn co giật đã làm các ngón tay của bé Vân co rúm lại nhưng đáng lo ngại nhất là cái đầu của bé mỗi ngày càng to thêm, to đến nỗi chị Mai không thể bế bé như mọi khi để đi bán vé số hay đi xin như trước được nữa.
Chị Đặng Thúy Hằng, Chủ tịch Hội phụ nữ phường 8 chia sẻ: “Một mình chị Mai 4 năm nay lặn lội nắng mưa đi bán từng tờ vé số để nuôi con, nuôi chồng quả là tấm gương đáng quý cho chị em phụ nữ về đức hy sinh. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của chị Mai lúc này nên Hội sẽ vận động các hội viên mua cho chị một cái tủ nhỏ, rồi đặt vé số bán ở đầu hẻm. Nhưng khó khăn nhất là bé Thu Vân không người chăm coi, nếu bế theo thì đặt bé ở đâu!?”
4 năm nay, ôm con đi bán vé số, đi xin chị Mai cam chịu bao lời dèm pha chỉ mong kéo dài sự sống cho bé Thu Vân.
Hàng ngày, ngoài gánh nặng lo cho chồng tâm thần và bé Thu Vân thì việc ăn học của emNguyễn Quốc Kiệt (đang học lớp 2) là điều chị Mai lo lắng không kém. Theo chị Mai, Kiệthọc rất giỏi và rất ngoan, hai năm liền Kiệt đều đạt học sinh giỏi. Riêng tấm lòng thương em thì bà con trong xóm ai cũng khen, mỗi lần đi học về, việc đầu tiên của Kiệt là đến hỏi thăm em Thu Vân, bảo em Thu Vân sớm hết bệnh để Kiệt dẫn đi học. Nghe Kiệt nói chuyện với em, bà con trong xóm ai cũng mủi lòng, thương cảm.
Dù không có thuốc đặc trị cho căn bệnh của bé Thu Vân nhưng kể từ 3 năm nay chị Mai có thể nhịn ăn để mua thuốc dưỡng não cho bé uống, mỗi hộp 60 viên với giá 500.000 đồng, cứ 15 ngày là bé Thu Vân uống hết 1 hộp. Nhưng từ khi sức khỏe bé Thu Vân yếu, chị Maikhông thể đi bán vé số nên không tiền mua thuốc, bởi thế cả tháng nay bé Vân chẳng có thuốc thang gì, ngoài những muỗng sữa của các ân nhân quen biết mang đến tặng cho bé.[/justify]
Mẹ khóc hết nước mắt, đầu con vẫn to dị thường
Nhà chị Mai chỉ là một phòng trọ rộng khoảng 20m2, chứa 4 nhân khẩu, trong nhà đặt vỏn vẹn một chiếc giường nhìn có giá trị. Đây cũng là “khung trời” của bé Thu Vân trong 4 năm ròng rã chống chọi với bệnh tật.
Nỗi niềm của người mẹ trắc ẩn lâu nay giờ mới có dịp giãi bày. Chị Mai kể với giọng xót xa:\"Nếu gia đình không nghèo thì bệnh tình bé Vân đã được chữa khỏi, bây giờ cháu nó có thể đang học mẫu giáo như bao đứa trẻ khác chứ không phải nằm một chỗ với cái đầu to dị thường thế này.\" Chị Mai nói đến đó nghẹn lời sụt sùi nước mắt, rồi cuống cuồng như muốn ôm bé Vânvào lòng nhưng với cái đầu bé Vân quá cỡ, chị không thể!
Mỗi ngày, đầu bé Thu Vân cứ to dần, kèm những cơn co giật khiến bé đuối sức.
Theo chị Mai, lúc bé Vân chào đời cũng bình thường như các em bé khác, chỉ có cái đầu là to gấp 2 lần so với các em bé nằm cạnh. Bác sĩ chẩn đoán bé có khả năng bị não úng thủy và yêu cầu gia đình đưa lên bệnh viện tuyến trên điều trị sớm. Nhưng do gia đình chị Mai quá nghèo, chồng lại bệnh tâm thần, đứa con lớn còn đi học, bởi thế sinh con xong được hai ba tháng là chị Mai đã ôm bé Vân đi bán vé số kiếm tiền đong gạo.
Nhưng khi bé Thu Vân được 5 tháng, bé thường xuyên nóng sốt và đặc biệt cái đầu to bất thường. Lo sợ bé Vân mắc bệnh lạ nên chị Mai vay hỏi bà con một ít tiền rồi đưa lên Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám. Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé bị não úng thủy và đã quá trễ nên không thể điều trị được nữa, gia đình nên đưa bé về để lo hậu sự. Tuy nhiên, với tấm lòng thương con như chị Mai, chị không thể nhìn bé Vân chịu những đau đớn của các cơn co giật. 4 năm trời, nghe bác sĩ nào hay chị đều bế bé Vân đến nhưng tất cả đều lắc đầu, an ủi chị nên bỏ bé.
Chị Mai bày tỏ: “Mỗi lần đưa con đi khám bệnh, tốn ít nhất 1 triệu đồng và sau mỗi đợt khám bệnh là tui phải bế Thu Vân đi bán vé số, hết vé số thì tui ngửa nón lá đi xin từng đồng. Bà con thương cảm, có người cho và còn xin địa chỉ liên lạc rồi bảo khi nào khó khăn thì cho họ hay. Thú thật cũng nhờ tấm lòng của các ân nhân đó mà bé Thu Vân mới sống với tui đến ngày hôm nay.”
Chờ một phép màu từ lòng Nhân ái
Những lần ôm con đi xin, nhiều người cho tiền với lòng chia sẻ nỗi đau của một người mẹ bất lực. Nhưng không ít người dèm pha cho rằng, chị Mai lợi dụng bệnh tật của con cái để vòi tiền. Nghe những lời xì xào, bắt gặp những ánh mắt nghi ngại, những lúc đó nước mắt chị chảy ngược và chỉ biết cam chịu, miễn sao có tiền cho bé thang thuốc, có tiền đong gạo nuôi 4 miệng ăn là chị mãn nguyện rồi.
Chị Mai thẫn thờ ngồi bên bé Thu Vân cho biết, kể từ 2 tháng nay, sức khỏe bé Vân yếu dần. Trước đây, dù bé không cười nói nhưng không bị những cơn co giật khiến bé bấn cả người như bây giờ. Cũng do những cơn co giật đã làm các ngón tay của bé Vân co rúm lại nhưng đáng lo ngại nhất là cái đầu của bé mỗi ngày càng to thêm, to đến nỗi chị Mai không thể bế bé như mọi khi để đi bán vé số hay đi xin như trước được nữa.
Chị Đặng Thúy Hằng, Chủ tịch Hội phụ nữ phường 8 chia sẻ: “Một mình chị Mai 4 năm nay lặn lội nắng mưa đi bán từng tờ vé số để nuôi con, nuôi chồng quả là tấm gương đáng quý cho chị em phụ nữ về đức hy sinh. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của chị Mai lúc này nên Hội sẽ vận động các hội viên mua cho chị một cái tủ nhỏ, rồi đặt vé số bán ở đầu hẻm. Nhưng khó khăn nhất là bé Thu Vân không người chăm coi, nếu bế theo thì đặt bé ở đâu!?”
4 năm nay, ôm con đi bán vé số, đi xin chị Mai cam chịu bao lời dèm pha chỉ mong kéo dài sự sống cho bé Thu Vân.
Hàng ngày, ngoài gánh nặng lo cho chồng tâm thần và bé Thu Vân thì việc ăn học của emNguyễn Quốc Kiệt (đang học lớp 2) là điều chị Mai lo lắng không kém. Theo chị Mai, Kiệthọc rất giỏi và rất ngoan, hai năm liền Kiệt đều đạt học sinh giỏi. Riêng tấm lòng thương em thì bà con trong xóm ai cũng khen, mỗi lần đi học về, việc đầu tiên của Kiệt là đến hỏi thăm em Thu Vân, bảo em Thu Vân sớm hết bệnh để Kiệt dẫn đi học. Nghe Kiệt nói chuyện với em, bà con trong xóm ai cũng mủi lòng, thương cảm.
Dù không có thuốc đặc trị cho căn bệnh của bé Thu Vân nhưng kể từ 3 năm nay chị Mai có thể nhịn ăn để mua thuốc dưỡng não cho bé uống, mỗi hộp 60 viên với giá 500.000 đồng, cứ 15 ngày là bé Thu Vân uống hết 1 hộp. Nhưng từ khi sức khỏe bé Thu Vân yếu, chị Maikhông thể đi bán vé số nên không tiền mua thuốc, bởi thế cả tháng nay bé Vân chẳng có thuốc thang gì, ngoài những muỗng sữa của các ân nhân quen biết mang đến tặng cho bé.[/justify]