[justify][size=2]
[/size][/justify]
[justify][size=2]Hiện tượng khủng khiếp[/size][/justify]
[justify][size=2]Đêm Chủ nhật trung tuần tháng ba vừa qua, tại một ngôi nhà yên tĩnh ở Somerset, một đàn sáo đá từ trên trời bỗng nhiên lao ầm ầm xuống một mảnh vườn nhỏ ở trước cửa nhà bà Knight. Chỉ trong một diện tích nhỏ, mỗi cạnh chừng 3,5 mét, trên 100 con chim đáng thương nằm chồng lên nhau. Con nào cũng đầm đìa máu, rỉ ra từ mỏ, gãy cánh, gãy chân, vỡ đầu.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đa số đã chết, một số ngắc ngoải, rõ ràng chúng rất đau đớn cho đến khi các hội viên của RSPCA (Royal Society for the Prevention of Cruelty to Animals – Hội ngăn cản hành động tàn nhẫn đối với súc vật) đến cấp cứu.[/size][/justify]
[size=2]Một hội viên của RSPCA được bà Julie Knight gọi đến để thu nhặt xác những con chim chết tại vườn nhà bà tại Coxley, Somerset.[/size] |
[size=2]Bà Julie Knight – nhân chứng trong vụ “chim rụng như sung”.[/size] |
[justify][size=2]Những giải thích chưa thỏa đáng[/size][/justify]
[justify][size=2]Hiện tượng kỳ lạ, đầy những bí ẩn tại vườn của bà Knight cho đến nay chưa có lời giải thích, tuy đôi khi người ta cũng thấy có trường hợp những con chim rụng xuống từ trên trời.[/size][/justify]
[justify][size=2]Bà Knight cho rằng có thể bầy sáo đá này từ một vùng nào đó, sà xuống một cánh đồng kiếm ăn, gặp phải cánh đồng vừa phun thuốc trừ sâu, chúng bị say thuốc rơi xuống. Song bà cũng tự nhận xét “mà điều này xem ra cũng chứa chấp nhiều sự vô lý”. Quả nhiên, khi phân tích dư lượng các thuốc trừ dịch hại, nhất là các thuốc được sử dụng ở Anh, người ta không thấy dấu vết của bất cứ loại nào có trong cơ thể chúng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Có ý kiến cho rằng bầy sáo đá bị một cơn lốc cuốn lên – đã từng chẳng có trên mưa cá, thậm chí mưa người từ trời xuống đó sao? - song điều này bị ngành khí tượng bác bỏ vì nhật ký bản đồ khí hậu hôm ấy không hề thấy một hiện tượng lốc cuốn nào. Vả lại, khi bị lốc cuốn thì rơi xuống sẽ phân tán trên diện tích rộng, chứ không chỉ trên diện tích nhỏ hẹp của một mảnh vườn.[/size][/justify]
[justify][size=2]Liệu chúng có bay mỏi cánh, vô tình đậu trên đường điện cao thế để bị điện giật chết? Cũng không phải nốt, vì trong vùng không có đường điện cao thế chạy qua.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ông Lloyd Scott, một nhà điểu loại học kỳ cựu, hiện là thành viên của Hội Bảo vệ chim Hoàng gia (Royal Society for the Protection of Birds) nói: “Đây là một trường hợp kỳ quặc, tôi chưa hề thấy. Và chắc chắn cũng chẳng bao giờ gặp một ca tương tự”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ông giải thích: “Không giống chim di trú bay xa vạn dặm thành hàng lối, sáo đá bay đông nhưng lộn xộn. Theo tập tính, chúng vừa bay vừa kêu ríu rít và thường chỉ chừng bảy con bay gần nhau”. Ông hình dung ra khả năng một đàn sáo vô tình bay lạc vào một nhà kính trồng cây và khi tìm lối ra, không nhận ra tường là những tấm kính trong suốt, chúng cứ lao rất mạnh vào kính đến nỗi vỡ đầu, gẫy cánh, gẫy mỏ, gãy chân và chết dưới chân tường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Có điều… vườn nhà bà Knight lại chẳng phải là tường.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một chuyên gia khác của RSPCA còn cho nguyên nhân của những cái chết này là bầy chim sáo bất chợt bị một con chim săn mồi đánh đuổi chạy tán loạn. Chúng đột nhiên phải đổi hướng, trong lúc đầy hốt hoảng đã đâm sầm xuống đất và… tử nạn.[/size][/justify]
[size=2]Một nhân viên RSPC xếp những con chim chết thành hàng và không giấu nổi sự bàng hoàng.[/size] |
[size=2]Bầy quạ rụng xuống ở Somalia trước đây.[/size] |