[Kênh14] - Trận mưa sao băng gây thất vọng sẽ được đền bù xứng đáng bởi màn trình diễn Nhật thực ngoạn mục chiều tối ngày 1/8. Teen miền Bắc sẽ được chiêm ngưỡng rõ nhất hiện tượng này.
Nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 1/8
Thông tin được cập nhật trên các báo và trong cộng đồng mạng mấy ngày gần đây là sắp có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra. Điều tuyệt vời dành cho teen là, Việt Nam mình nằm trong khu vực có thể quan sát được một phần hiện tượng nhật thực (thông tin chính xác đấy!)
Thời điểm: hiện tượng nhật thực bắt đầu lúc 15: 04': 06'' (giờ Hà Nội) - kết thúc lúc 19: 38': 37'' (giờ Hà Nội). Còn nhật thực toàn phần thì diễn ra
Kênh14 đã kịp phỏng vấn anh anh Nguyễn Đức Phường (hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam):
- Ở Việt Nam có thể quan sát được bao nhiêu % hiện tượng nhật thực ngày 1/8/2008?
- Ở VN không thấy được nhật thực toàn phần mà chỉ có thể thấy nhật thực một phần. Tỷ lệ che khuất phụ thuộc vào địa điểm quan sát. Cụ thể: ở Cao Bằng là 73,2%. Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu vào 17 giờ 47 phút, đến khoảng 18 giờ 38 phút ở mức cực đại với tỉ lệ mặt trời bị che mờ tối đa 67,3%.
- Tại địa điểm nào trong phạm vi Việt Nam, chúng ta có thể quan sát nhật thực rõ nhất?
- Khu vực Tây Bắc, nhưng với điều kiện bầu trời không mây, trong lành. Chọn những vị trí cao, quang đãng là tốt nhất để quan sát.
- Tầm 5 - 6 giờ chiều (thời gian được dự báo diễn ra nhật thực) cũng vào tầm chiều tối mặt trời lặn, liệu chúng ta có quan sát được cảnh tượng mặt trời bị che rõ nét không?
- Thời gian này Mặt trời lặn cũng khá muộn nên các địa phương khu vực phía Bắc có thể quan sát tốt.
từ 16:11': 07'' (giờ Hà Nội) - kết thúc lúc 18: 21': 28'' (giờ Hà Nội). Dải nhật thực toàn phần sẽ đi qua một số khu vực trên trái đất trong đó có Canada, Bắc cực, Nga, Mông Cổ và Trung Quốc.
Hiển nhiên là teen ở Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng một phần của hiện tượng tự nhiên kỳ thú này (nhưng đáng tiếc là bọn mình không quan sát được toàn bộ cảnh mặt trời bị che kín mít đâu, hix hix).
Teen yên tâm là lần này không khó khăn như mưa sao băng ngày 29/7. Các sao băng rơi xuống vừa nhanh vừa đúng vào lúc bạn không ngờ đến nhất nên khó có thể may mắn nắm bắt được, còn nhật thực một phần thì diễn ra trong thời gian lâu hơn và nổi bật trên bầu trời.
Nhật thực với miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam
Thông tin đăng tải trên website của CLB Thiên Văn Nghiệp Dư TP HCM: "Ở các tỉnh phía Bắc Mặt Trời vẫn còn đủ cao để quan sát vào chiều tối khi có được hướng Tây quang đãng. Các tỉnh miền Nam và miền Trung rất khó và gần như không thể quan sát được khi lúc bắt đầu diễn ra Nhật Thực, Mặt trời đã ở quá sát chân trời."
Hiện tượng Nhật Thực ngoạn mục sẽ diễn ra tại Việt Nam vào chiều ngày kia, 1/8/2008.
Lưu ý cực kỳ quan trọng nàyNếu teen không muốn mù mắt, hoặc giảm thị lực vĩnh viễn thì đừng dại mà nhìn mặt trời bằng mắt thường nhé! (kể cả khi bạn đeo kính, cũng không giải quyết vấn đề gì). Việc quan sát yêu cầu chúng ta phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt, hoặc các cách theo dõi gián tiếp.
"Đĩa mặt trời có thể xem bằng cách sử dụng những thiết bị lọc để ngăn chặn ảnh hưởng có hại của bức xạ Mặt trời. Kính râm là không đủ an toàn, vì chúng không ngăn chặn được các bức xạ của tia hồng ngoại nguy hiểm và không nhìn thấy, đủ để gây ra hỏng mắt. Bạn chỉ được dùng những bộ lọc ánh sáng mặt trời được thiết kế và được chứng nhận để xem trực tiếp đĩa Mặt trời.
Cách an toàn nhất để xem đĩa Mặt trời là cách quan sát gián tiếp. Điều này có thể thực hiện được bằng cách đưa hình ảnh của đĩa Mặt trời lên trên một tờ giấy trắng hoặc tấm bìa trắng bằng cách dùng một cặp kính hiển vi (che thấu kính của một chiếc), một kính viễn vọng, hoặc một tấm bìa cứng khác có khoan một lỗ nhỏ (đường kính khoảng 1mm), thường được gọi là lỗ châm kim. Hình ảnh nhận được này của Mặt trời có thể xem được một cách an toàn.
Quan sát đĩa Mặt trời trên một màn hình video (của một máy quay phim hoặc một máy quay phim kỹ thuật số) là an toàn, mặc dù … chính thiết bị lại có thể bị hư hại do ánh sáng trực tiếp của Mặt trời. Nhìn qua ô nhìn thấu kính của các máy trên lại không an toàn." (theo wikipedia)