Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, cô thừa nhận rằng, kết hôn với Takeo là một sự may mắn trong đời bởi nó khiến cô không phải suy nghĩ về mối lo cơm áo gạo tiền như những người bạn gái khác cùng trang lứa.
Tình yêu đến từ bát cơm dẻo, canh ngọt
Hoàng Thị Nhị sinh năm 1988, có khuôn mặt xinh xắn và dáng người cao ráo, thanh mảnh. Năm 18 tuổi, Nhị rời ngôi làng bé nhỏ của cô lên Hà Nội kiếm việc làm với mong muốn thoát khỏi cảnh ruộng đồng.
Vì xinh đẹp hơn những cô gái nông thôn khác nên khi xin việc Nhị nhanh chóng được nhận vào một quán Karaoke để làm nhân viên bưng bê. Sau đó, khi ông chủ mở thêm quán massage chuyên phục vụ các khách hàng VIP thì Nhị được điều sang làm nhân viên massage của quán.
Nhị chia sẻ, có lẽ chính bởi việc chuyển nghề đó đã khiến Nhị có cơ hội gặp Takeo và trở thành vợ của người đàn ông Nhật Bản 43 tuổi có học thức và rất giàu có này.
Nhị phải cố gắng xóa bớt khoảng cách về sự chênh lệch giữa hai vợ chồng để cả hai có thể tâm sự và san sẻ cho nhau những suy nghĩ trong cuộc sống, đó là cách tốt nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình. |
Hơn 40 tuổi nhưng vì mải mê chăm lo cho sự nghiệp của mình nên Takeo vẫn chưa tìm được nửa kia cho trái tim mình. Phụ nữ Nhật Bản và phụ nữ Việt Nam dẫu đều là phụ nữ châu Á nhưng đối với Takeo, phụ nữ Việt vẫn là một mẫu người lý tưởng để lấy làm vợ bởi họ luôn chăm lo cho chồng con và có một nét dịu dàng hiếm có khiến đàn ông phải mềm lòng.
Chính vì thế, Takeo lên các trang web của Việt Nam kết bạn, đăng thông tin cá nhân để tìm bạn đời. Anh nhận được khá nhiều tin nhắn kết bạn và cũng gửi nhiều tin nhắn đi nhưng rốt cuộc sau hơn 3 tháng trời tìm kiếm vẫn chưa có mối quan hệ nào được hình thành một cách trọn vẹn theo ý muốn của Takeo.
Nhị và Takeo gặp nhau trong một hoàn cảnh rất đặc biệt mà nếu nhắc đến, người ta sẽ không nghĩ đó là nơi để hai người yêu nhau bắt đầu một mối quan hệ nghiêm túc.
Nhưng thực sự, Takeo đã có cảm tình với Nhị ngay từ lần gặp đầu tiên dẫu biết rằng cô gái đó đang làm một nghề mà không phải người đàn ông nào cũng dễ dàng chấp nhận. Nhị có dáng người cao, nước da trắng mịn và khuôn mặt hay tươi cười.
Takeo đã ngoài 40, dẫu không có vẻ ngoài hấp dẫn như những người đàn ông khác nhưng ở anh vẫn toát ra một vẻ lịch lãm của một người có học và giàu có.
Anh không tìm kiếm một cô gái học thức, thành công trong sự nghiệp, hay tỏ vẻ thông minh hơn người mà luôn bị hấp dẫn bởi vẻ nhu mì của những cô gái tuy học vấn không cao nhưng biết yêu thương và chăm sóc gia đình.
Takeo đọc được những phẩm chất tốt đẹp ấy ở Nhị. Nhị dẫu không biết nói tiếng anh một cách thông thạo nhưng cũng cố gắng vận dụng hết vốn ngoại ngữ ít ỏi của mình để giao tiếp với vị khách nước ngoài. Vốn chân chất, thật thà, tốt bụng nên Nhị nhiệt tình nhận lời khi vị khách quen người Nhật đề nghị cô đến nhà nấu ăn cho ông hàng tối.
Đương nhiên Takeo trả thù lao đầu bếp cho Nhị rất hậu hĩnh nhưng nguyên nhân chính mà Nhị nhận lời là bởi trong lòng có một cảm giác thương cảm cho một người đàn ông độc thân, không có ai quan tâm chăm sóc.
Hàng ngày, sau khi đi làm về, Takeo lại lái xe đến quán của Nhị, đón cô đến nhà nấu ăn tối rồi lại cẩn thận lái xe đưa cô về nhà trọ. Có hôm, Takeo còn mời Nhị ở lại ăn cơm với anh cho đỡ buồn.
Căn nhà vắng vẻ, lạnh lẽo có bàn tay của phụ nữ bỗng trở nên ấm cúng hơn biết bao nhiêu. Takeo cảm nhận được sự ấm áp của không khí hạnh phúc gia đình mỗi khi Nhị đến nấu ăn và trò chuyện với anh.
Những câu nói ngô nghê không đầu không cuối của Nhị, phần vì Nhị không thạo tiếng Anh, phần vì sự hiểu biết kiến thức văn hóa – xã hội không nhiều khiến Takeo càng cảm thấy cô gái Việt Nam trước mặt mình rất dễ thương.
Một hôm, khi đưa Nhị về nhà trọ, Takeo đưa cho Nhị một mảnh giấy viết bằng Tiếng Việt đại ý viết rằng anh rất thích cô trở thành vợ của anh bởi anh cảm thấy mình như được sống trong một gia đình khi ở cạnh cô.
Takeo nói Nhị hãy suy nghĩ về lời đề nghị ấy và viết những suy nghĩ của cô ra bằng tiếng việt, hôm sau khi đón cô đến nấu ăn, anh hi vọng sẽ nhận được một mảnh giấy trả lời từ Nhị. Takeo nói muốn Nhị viết bằng Tiếng Việt để cô có thể nói hết được những suy nghĩ và cảm xúc của cô còn phần hiểu như thế nào thì tự anh sẽ lo liệu.
Tôi biết Takeo có một thư kí người Việt Nam – ngoài việc hỗ trợ anh trong công việc, sau này còn giúp anh dịch những “bức thông điệp” Việt – Nhật, Nhật – Việt giữa anh và Nhị.
Thương Takeo một mình cô đơn không ai chăm sóc và hiểu được sự chân thành của Takeo, Nhị thấy mình thật may mắn khi gặp được một người đàn ông tốt có thể che chở cho cô cả đời và vì thế, cô sẵn sàng chăm sóc cho anh. Ngay sau đó đám cưới nhanh chóng được diễn ra trong niềm hạnh phúc của cả Nhị và Takeo.
Khác biệt
Cuộc sống hôn nhân thực sự khác biệt và phức tạp hơn nhiều so với sự tưởng tượng của Nhị. Những chênh lệch về văn hóa và học thức cũng như sự hạn chế về ngôn ngữ khiến sự bất đồng giữa Nhị và Takeo bắt đầu nảy sinh.
Takeo không chịu kiểu dải chiếu và ngồi ăn cơm dưới sàn nhà của Nhị, anh cũng không thích kiểu “thích làm gì thì làm, thích đi đâu thì đi” của vợ. Với Takeo, anh muốn ngồi trên bàn ăn và muốn mọi việc cần được sắp xếp, lên kế hoạch rõ ràng.
Trước đây, Takeo thích sự ngu ngơ nhu mì của Nhị bao nhiêu thì giờ đây anh lại bắt đầu thấy khó chịu vì sự thiếu hiểu biết của vợ bấy nhiêu. Nhị thậm chí không biết “Spain” (đất nước Tây Ban Nha) tồn tại và ở châu lục nào trên thế giới khi Takeo kể chuyện rằng, hôm nay, anh gặp một đối tác làm ăn là người Tây Ban Nha.
Cô tròn mắt trước những câu chuyện về chính trị, kinh tế của chồng và sớm trở nên buồn ngủ hoặc ngủ gật khi nghe giữa chừng. Chính những điều này khiến Takeo đâm ra chán nản và bắt đầu cáu gắt với Nhị. Nhưng Nhị cũng chẳng biết làm điều gì khác nữa để có thể làm chồng vui vẻ lên.
Cuối cùng Takeo đưa ra quyết định cho vợ đi học Tiếng Anh để giúp Nhị hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài Việt Nam cũng như tăng vốn ngoại ngữ để hai vợ chồng có thể giao tiếp với nhau được nhiều hơn.
Nhị ban đầu nghe vậy tỏ ra hứng thú thế nhưng chỉ tham gia được vài buổi học đầu, cô đã cảm thấy chán nản không muốn học tiếp nữa. Ngày còn nhỏ, đi học là một cực hình với Nhị, nay có gia đình rồi, lại phải nhồi nhét thứ tiếng đọc lên đã thấy đau lưỡi nên Nhị lại càng nản chí.
Ngồi học trong lớp nhưng trong đầu Nhị lại nghĩ vẩn vơ đến những bộ phim mà ở nhà cô đang xem dở hoặc tưởng tượng đến những chiếc váy đẹp mà sắp tới Takeo sẽ đồng ý mua cho cô. Chán chê, Nhị bỏ Iphone ra nghe nhạc và chơi điện tử.
Khi giáo viên phàn nàn với Takeo về việc học hành bỏ bê của vợ, anh cảm thấy mình như cha của một đứa con gái hư mới lớn ham chơi không chịu học hành chứ không phải là người chồng đang chia sẻ và giúp đỡ vợ trong cuộc sống nữa.
Tâm sự với tôi, Takeo cũng vẫn hiểu rằng khi quyết định lấy Nhị cũng đồng nghĩa với việc anh phải chấp nhận sự chênh lệch ấy nhưng anh vẫn hi vọng rằng Nhị sẽ cố gắng học ngoại ngữ và trau dồi kiến thức để hai vợ chồng có thể tâm sự với nhau.
Vì mong muốn đó nên Takeo đã quyết định cùng đưa vợ sang Úc sinh sống với hi vọng môi trường sống bắt buộc vợ phải giao tiếp bằng tiếng anh nên cô sẽ chăm chỉ hơn.
Tôi nói với Nhị, thực hiếm có người đàn ông nào tốt như Takeo thì Nhị cười một cách mãn nguyện nói rằng chính cô cũng thấy may mắn khi kết hôn với Takeo bởi sự vững vàng về tài chính của anh khiến cô không phải suy nghĩ về mối lo cơm áo gạo tiền như những người bạn gái khác cùng trang lứa.
Nghe Nhị nói thế, tôi cũng động viên rằng, Nhị hãy cố gắng để xóa bớt khoảng cách về sự chênh lệch giữa hai vợ chồng để cả hai có thể tâm sự và san sẻ cho nhau những suy nghĩ trong cuộc sống, đó là cách tốt nhất để giữ gìn hạnh phúc gia đình chứ không chỉ là sự vững vàng về tài chính của chồng hay sự khéo léo trong việc bếp núc của vợ.
3bored3 3bored3 3bored3
1 t/y thực sự……………….