Các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách thu thập mẫu huyết tương từ các tình nguyện viên sau đó phân tách tơ huyết. Tiếp theo, họ tiếp tục thêm canxi clorua để kết tủa đông tụ và dùng tranexamic axit để giữ cho đông tụ không bị phá vỡ, cuối cùng họ thêm vào 0,1% agarose. Vật liệu thu được được tiến hành cấy ghép lên lưng một con chuột trụi lông. Tại đây, các nhà khoa học sẽ theo dõi quá trình tương thích của vật liệu sinh học và cơ thể sống.
Qua kiểm nghiệm cho thấy, phần da cấy ghép không bị đào thải, không gây viêm và khu vực cấy đã tự lành lại chỉ trong 6 ngày. Sau 20 ngày, vết thương trên lưng chuột đã khỏi hoàn toàn.
Trước đây, da nhân tạo thường được làm từ các vật liệu sinh học như colagen, axit polyglycolic và chitosan. Nhưng nhà nghiên cứu - giáo sư Jiménez Rodríguez cũng nhấn mạnh: "Rõ ràng là chúng tôi đã tạo ra một loại da bền bỉ hơn với chức năng tương tự da người." Qua đó, nghiên cứu về loại da nhân tạo mới từ tơ huyết-agarose là một bước tiến đầy hứa hẹn trong liệu pháp tái tạo vùng da bị tổn thương trên cơ thể người, động vật cũng như khả năng thay thế những động vật sống trong các thí nghiệm khoa học về da.
Nguồn: Gizmag