Một điều dễ dàng nhận thấy là trên đất Thái, vé xem bóng đá không phải là một tài sản quá lớn như ở Việt Nam. Mức thu nhập trung bình của công chức ở Bangkok vào khoảng 10.000 đến 12.000 baht/tháng, tương đương 5-6 triệu đồng. Mức giá cao nhất mà BTC trận chung kết lượt đi AFF Cup ấn định chỉ là 600 baht/vé, tương đương 300.000 đồng.
Cảnh mua vé rất trật tự và… nhàn hạ ở sân Rajamangala (Ảnh: Đ.A)
[justify]300.000 đồng, đó cũng chính là mức giá "trần" mà BTC trận chung kết lượt về công bố. Tuy nhiên, điều khác biệt là ở Hà Nội, mấy ai đã mua được giá "vé gốc"?
[/justify]
[justify] [justify]Nếu như ở Singapore, BTC chỉ bán vé với giá 2, 6 và 10 SGD (1 SGD đổi khoảng 11.000đ), còn ở Thái Lan thì mức giá này là 200, 400 và 600 Baht (1 Baht tương đương 500đ), thì ở Việt Nam, người hâm mộ muốn vào sân sẽ phải chi ra số tiền không nhỏ (có 4 loại mệnh giá 100.000đ, 150.000đ, 200.000đ và 300.000đ). Đấy còn chưa kể tới việc Singapore miễn vé vào sân cho học sinh tiểu học.
Trong khi đó, xét theo thu nhập bình quân đầu người thì Việt Nam đều đứng sau cả Singapore lẫn Thái Lan, vậy mà các CĐV được mệnh danh là số 1 Đông Nam Á lại phải bỏ ra nhiều tiền nhất để cổ vũ cho đội bóng của mình. [/justify]
[/justify]
[justify]Thái Lan có "chợ đen" không? Có. Thái Lan có phe vé không? Cũng có. Nhưng "chợ" và "phe" ở đây không phải là nguồn cung cấp chính cho thị trường như tại Việt Nam.
Hôm ĐTVN đá ở Rajamangala, lác đác chỉ có vài người Thái cầm vé trên tay đi rong ruổi và rao bán với mức giá chênh khoảng… 50 đến 100 baht so với giá gốc. Nghĩa là độ "vênh" chỉ là 25 đến 50.000 đồng. Có lẽ phe vé ở chợ Mỹ Đình hay Hàng Đẫy nghe thông tin này cũng phải bật cười.
Nếu bạn ở Việt Nam, gần như ngay trong ngày đầu tiên phát hành vé, bạn đã chỉ còn nước ra "chợ đen" mua nếu không có chỗ thân quen "gửi gắm". Và đương nhiên phải chấp nhận những cái giá chênh lệch đến… rùng mình. Còn "rùng mình" đến đâu, phụ thuộc vào tính chất "sốt" của trận cầu.
[/justify]
Khán giả Thái dễ dàng mua áo đấu hàng hiệu của đội tuyển, vì họ không phải mất tiền "nuôi" phe vé - (Ảnh: Đ.A)
[justify]Một cô bạn người Thái, trước trận chung kết lượt đi khoảng 3 tiếng đồng hồ vẫn dễ dàng mua được một cặp vé chỗ rất đẹp ở khán đài A tại khu vực bán vé Nhà nước - dĩ nhiên là giá gốc. Rất đông người cùng mua, nhưng họ xếp hàng trật tự và kiên nhẫn, bởi điều quan trọng nhất là luôn có đủ vé cho nhu cầu của người hâm mộ chân chính.
Khán giả Thái Lan vào sân chủ yếu là tầng lớp bình dân (giới thượng lưu Thái Lan thích đánh golf hoặc chơi cá cược bóng đá Anh qua mạng hơn là chen chúc vào những chỗ đông người). Chính vì thế mà BTC trận đấu cũng có những cách thức phục vụ bán vé rất đại trà.
Ở Thái Lan, chẳng có ai vừa ngáp ngắn ngáp dài xếp hàng mua được vé đã lại bán phắt liền tay để ăn chênh lệch. Cũng không có những đội quân chuyên mua vé thuê cho các "đầu nậu" ngồi mát giật dây. Và tuyệt đối không có cảnh móc túi, trộm đồ nhân lúc "giáp lá cà".
[/justify]
Than ơi, mua vé tại Việt Nam sao mà khó khăn! (Ảnh: Nguyễn Hùng)
Tấm vé xem bóng đá ở Thái mang ý nghĩa tinh thần thuần tuý. Nó không phải là công cụ kiếm ăn thời vụ như rất nhiều người Việt đang quan niệm. Chính vì cái giá quá cao so với giá trị thực của tấm vé mà không ít người Việt sẵn sàng đánh đổi thú vui vào sân cổ vũ ĐTVN để lấy một khoản tiền.
Tại Thái Lan, người hâm mộ dù thu nhập thấp hay cao vẫn có thể vừa mua vé vừa tậu thêm một chiếc áo đấu màu vàng để bày tỏ sự nhiệt thành với tuyển Thái. Áo đấu hàng hiệu Nike hẳn hoi, giá từ 600 đến trên 1000 baht, nhưng bán rất chạy. Đơn giản vì người Thái đâu có phải tốn "bạc triệu" chỉ để mua lấy một chỗ ngồi?
Các phóng viên Thái, ai cũng biết sân Mỹ Đình có 4 vạn ghế. Nhưng khi họ làm một phép tính nhân, mỗi ghế "bèo bọt" cũng tính bằng cả nghìn baht (khán đài C, D đang được rao bán ở mức "sàn" 500.000 đồng/vé, khán đài A, B thậm chí lên đến vài triệu đồng) thì tất cả cùng ồ lên: "Chao ôi, người Việt Nam sao giàu thế!"
Biết trả lời sao nhỉ? Hay là người Việt Nam giàu thật???