Teen 24h 2009-03-19 03:02:52

Chào chị, em đi làm…cave!


Xóm Diều Luông (Tân Minh, Đà Bắc, Hoà Bình) hoang vắng xác xơ, trái ngược hẳn với vẻ ồn ã của chốn tường hoa ngõ liễu ở Xuân Mai, Hà Tây.
Hành trình xuống Xuân Mai làm cái nghề tạm gọi là “cave”, lỡ có chửa lại về quê đẻ, cho hoặc bán con đi rồi lại xuống Xuân Mai cứ tuần tự trong sự thản nhiên chấp nhận của tất thảy mọi người…


Diều Luông như một “ốc đảo” giữa vùng rừng núi xã Tân Minh. Con đường duy nhất để Diều Luông có thể kết nối với trung tâm xã bị đứt gãy bởi những đoạn sình lầy nhão nhoét, những thảm đá nhọn hoắt, nhấp nhô và bóng nhẫy như được bôi mỡ.

Cả xóm có 70 hộ với trên 400 con người, ấy vậy mà đi từ đầu đến cuối Diều Luông không thấy một bóng người. Những quả đồi trơ trọi đá sỏi. Những thửa ruộng bậc thang phần lớn đang bỏ hoang vì đợt gieo mạ lần trước đã bị cái lạnh 5 độ làm chết hết. Mảnh đất khô cằn sỏi đá vốn đã thưa thớt bóng người nay tan tác muôn phương, người thì đi huyện, người xuống phố, người thì đi sang các tỉnh lân cận để kiếm việc nuôi thân, nuôi sống gia đình. Nhiều đứa trẻ sinh ra chưa đầy tháng tuổi cũng được cho hoặc bán sang các huyện khác, hay xa hơn nữa là các tỉnh dưới xuôi. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn một cách thản nhiên!

“Nghề phụ” ở Diều Luông

“Nhà này bán một đứa, con gái 5 triệu; nhà kia một đứa, con trai 6 triệu. Nhà này cho một đứa, nhà này cho hai đứa…” Nghe giọng đều đều của chị Đinh Thị Nga - Chi hội trưởng Phụ nữ xóm Diều Luông khi lần lượt đi qua những căn nhà, tôi thảng thốt như bất giác bị ném ngược lại cái thời của cụ Ngô Tất Tố khi viết “Tắt đèn”. Câu giải thích muộn màng của chị Nga không đủ sức đưa tôi ra khỏi cảm giác sốc: “Từ xa xưa Diều Luông đã có tiếng là đẻ nhiều, họ cứ đẻ cho đến lúc nào có con trai thì mới chịu dừng, nghèo mặc, đói kệ. Nghèo lúc nào thì nghèo chứ lúc ngủ có thấy nghèo gì đâu. Chính vì đẻ nhiều mới sinh ra chuyện bán con, cho con”.


[size=2]Một góc Diều Luông.[/size]
Từ rất lâu rồi, việc xin con, cho con đã trở thành một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Diều Luông. Đứa con ngoài ý muốn có thể cho người thân, cho người khác xóm hay người xa lạ ở xã khác, huyện khác, thậm chí cả ở những tỉnh dưới xuôi. Họ hy vọng rằng con mình sau khi ở một gia đình mới sẽ có cuộc sống đầy đủ hơn, không phải sống lay lắt, sống đói khổ như bố mẹ chúng. Nhưng kể từ khi đứa con ấy được đưa ra khỏi nhà thì hầu như không còn một mối liên hệ gì giữa gia đình xin và gia đình cho con. Ngày xưa, gắn liền với việc xin con là lễ xin con, lễ tạ ơn gia đình đã cho con. Mà lễ xin con cũng tốn kém chẳng thua kém gì việc mua con cả.


Tuy nhiên, một vài năm gần đây ở Diều Luông xuất hiện tình trạng mua, bán con. Lúc đầu cũng chỉ là “những đứa trẻ do sơ ý sinh ra” có nguồn gốc từ những gã làng chơi dưới Xuân Mai. Nhưng rồi sau này, thấy được tiền, việc đẻ con để bán trở thành một “nghề phụ” tại đây. Cứ lúc nào ở Diều Luông có phụ nữ mang thai là y như rằng có người đến hỏi mua. Không rõ thông tin từ đâu nhưng người hỏi mua ở nhiều nơi đến lắm, tận Lào Cai, Sơn La cũng biết mà đến hỏi mua. Nếu sinh con gái thì họ trả giá 5 triệu, con trai 6 triệu, đồng ý thì họ đưa trước 2 triệu tiền chăm sóc thai nhi. Số còn lại sau khi sinh xong, họ sẽ trả nốt.

Đưa chúng tôi sang nhà chị Lường Thị Tươi, chị Nga vừa đi vừa kể: “Nhà Tươi cũng vừa mới bán đứa con trai chưa đầy tháng tuổi cho một gia đình nhưng mới được mấy hôm thì Tươi tìm đến nhà đó như một người mất hồn, đòi mang con về để cho con bú. Tươi bảo lúc nào cháu cai sữa thì hãy đón cháu”. Đi gần hết con đường làng thì chị Nga dừng lại trước một túp lều xập xệ, rách nát, xiêu vẹo, ẩm thấp, rộng không quá 10m2 và bảo “nhà Tươi đó”. Chúng tôi bước vào, nhà trống hoác, không bàn không tủ, chỉ có một chiếc giường cũ kỹ, chiếu đã nhàu nát te tua. Tươi không có nhà. Chị Nga nói: “Có lần mình đến, chị em cũng tỉ tê tâm sự nhưng khi nói đến đứa con trai hơn tháng tuổi, Tươi chỉ khóc, mà không nói được điều gì”. Còn nói gì được nữa! Những người mẹ khác vui mừng bao nhiêu khi thấy con lớn lên thì Tươi nhìn con lớn trong nỗi tuyệt vọng tăng dần, cái ngày chia li ấy đang ngày càng đến gần hơn. Khủng khiếp!

Chúng tôi tiếp tục đi sang gia đình anh chị Hà Văn Khánh, Lường Thị Phúc. Anh chị đã có với nhau ba mặt con, hai trai một gái. Đầu năm 2007, chị lại sinh thêm một bé gái nữa và quyết định bán cho một gia đình ở thành phố Hoà Bình. Chị Phúc kể: “Tôi còn nhớ rất rõ hôm đó là ngày 4 tháng 3, trước khi tôi sinh thì có mấy người lạ đến nói gì đó với chồng tôi. Khi tôi sinh xong thì họ đưa con tôi đi luôn, họ bảo nhà họ giàu lắm nên con tôi sẽ được sung sướng. Sau đó chồng tôi bảo họ trả 5 triệu và cho thêm 300 ngàn tiền viện phí”. Chị Phúc nức nở, giọng khản đặc: “Tôi còn chưa kịp đặt tên cho cháu”…


[size=2]Chị Lò Thị Cảnh và 2 con.[/size]


Thôi! Có ai đặt tên riêng cho một món hàng bao giờ đâu, cứ gọi chung là “món hàng người”… Đối nghịch với cảnh trên, nhà chị Lò Thị Cảnh càng đầm ấm hơn khi mua thêm một cô con gái về nhà. Nhìn hai cô con gái xinh xắn đang nô đùa, tôi cố kìm lòng để không bật ra câu hỏi về “xuất xứ” của chúng. Thôi cũng còn may mắn hơn chán vạn những đứa trẻ khác phải đi làm con nơi xa.
Trên đường về, chị Nga bảo: Ở xóm Tát, xóm Mít cũng như thế. Anh có muốn đến nhà chị Hà Thị Xuân nữa không, chị ấy cũng có con trai 2 tuổi vừa bán… Tôi lắc đầu im lặng bước đi, thần kinh của tôi không cho phép! Chị cũng lặng bước theo tôi…


“Chào chị, em đi làm… gái

Chúng tôi cứ nghĩ rằng, bán con là nỗi đau khủng khiếp nhất của những người làm cha làm mẹ ở Diều Luông khi phải đối mặt với cái nghèo. Tưởng rằng bán con cuộc sống của họ sẽ đỡ túng bấn hơn, nhưng thực tế 5-6 triệu đồng không phải là điểm tựa vững chắc để gồng gánh cả gia đình 5-6 miệng ăn thoát khỏi cơ cực. Phụ nữ Diều Luông đành ngậm ngùi rời bỏ quê hương đến chốn thị thành để làm thân gái điếm kiếm tiền. Có nhiều trường hợp kể ra mà xót lòng, như trường hợp của T. Nhà có hai đứa con, vì đói, vợ chồng Thắm phải đi mua chịu gạo, mắm muối… tất cả cũng chỉ vài trăm ngàn, nhưng rồi cũng không biết xoay xở đâu để trả. Thế là chồng bảo vợ đi làm cave lấy tiền trả nợ. Hay có trường hợp chồng bắt vợ đi làm cave để lấy tiền nuôi con ăn học, như chị Luồng Thị K (28 tuổi). Chúng tôi gặp mẹ T, chị có vẻ buồn buồn: “Cái T đi lần này là lần thứ hai. Lần đầu 18 tuổi. Lần này nó lại đi. Nó vừa điện về cho tôi, chỉ nghe thấy nó khóc lóc chứ có nói được gì đâu. Không hiểu lại chuyện gì nữa?”.

Chị Đinh Thị Nga cho biết: “Cho đến thời điểm này ở Diều Luông chắc chắn có 12 trường hợp làm lâu năm như thế. Điều đáng nói là sau mỗi lần các cô ấy về là y như rằng sẽ kéo theo vài em 17 -18 tuổi bỏ nhà đi theo. Trước khi đi chúng còn bảo: Chị ở nhà nhé, em đi làm cave đây. Đợt sau nữa mấy em ấy lại vác cái bụng to tướng về, đẻ xong rồi cho hoặc bán, xong xuôi lại đi tiếp. Hiện Diều Luông có em Lường Thị C (18 tuổi) cũng bỏ nhà ra đi một thời gian, vừa rồi về thấy đã mang thai nhưng có biết là của ai đâu, đang có người đến hỏi mua cái thai đó nhưng mẹ C đang lưỡng lự. Trong những lần họp phụ nữ ở xã Tân Minh, mọi người cũng đưa vấn đề này ra bàn, cũng khuyên bảo gia đình họ nhiều nhưng cũng chẳng ăn thua”.

“Ở Diều Luông cái nghèo cái đói nó trói lấy thân, càng cố vùng vẫy để thoát ra lại càng bị siết chặt hơn”. Đó là câu nói cuối cùng của chị Nga trước khi từ biệt chúng tôi. Nghe mà xót xa!

[justify][/justify]

[justify]Xóm Diều Luông có rất nhiều gia đình đem cho con, tình trạng này đã diễn ra từ lâu rồi. Nhưng việc bán con thì gần đây mới xuất hiện. Họ bán con phần vì nghèo, phần vì sinh con một bề. Nhưng điều nổi cộm nhất ở Diều Luông trong thời gian này là tình trạng phụ nữ đi làm gái mại dâm. Tính đến nay có 12 trường hợp, xã cũng chưa biết phải xử lý như thế nào. Những đối tượng ấy toàn đi ban đêm, mà bố mẹ, chồng họ cho đi thì chính quyền còn làm gì được nữa. Hội Phụ nữ xã, Đoàn thanh niên đã đến các gia đình ấy trao đổi nhiều lần nhưng vẫn đâu vào đấy.[/justify]

Theo Nông Thôn Ngày Nay
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)