Teen 24h 2008-08-15 08:51:15

Chân dung thí sinh giải Olympic Vật lý quốc tế


[size=2] - Thí sinh nào giành điểm tuyệt đối bài thi thực hành? Thí sinh nữ duy nhất đoạt HCV là ai? Thành viên nào của đội Việt Nam đạt điểm cao nhất? Đó là 3 trong số 46 gương mặt xuất sắc nhất sẽ được nhận HCV Olympic Vật lý quốc tế (IPhO 2008) tại lễ bế mạc diễn ra chiều 28/7. [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Mê điện tử nhất vẫn đạt điểm cao nhất[/size]

[size=2] Minh Toàn.Hiền lành, ít nói, có phần hơi nhút nhát, Huỳnh Minh Toàn không nổi bật so với các đồng đội khác, cả về tính cách lẫn bề dày thành tích. Nhưng tại IPhO lần này, Toàn đã làm nên bất ngờ khi trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất của đoàn Việt Nam.[/size]

[size=2]Bắt đầu vào đội tuyển HSG Vật lý từ năm lớp 8 nhưng phải đến lớp 10, Minh Toàn mới thực sự đam mê môn học này. Từ đó, dưới sự dẫn dắt của thầy Ngô Ngọc Thuỷ (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng), Toàn được học thêm nhiều kiến thức mới, giải thích được các hiện tượng tự nhiên và ứng dụng nhiều cho cuộc sống.[/size]

[size=2]Cũng trong năm lớp 10, Toàn giành giải Nhất HSG Vật lý TP. Đà Nẵng, lớp 11 đạt giải Nhất quốc gia (dành cho lớp 12) và đến lớp 12 thì giành giải Nhì, đồng thời được vào đội tuyển tham dự kỳ thi Vật lý Châu Á và IPhO.[/size]

[size=2]Ở nhà, thỉnh thoảng Toàn cũng áp dụng kiến thức vật lý để sửa chữa một số mạch điện đơn giản.[/size]

[size=2]Ngày thường, mỗi ngày Toàn dành 1-3 tiếng để học Vật lý nhưng đến các kỳ thi quan trọng thì dồn tổng lực.[/size]

[size=2]Ở trường phổ thông chỉ có thiết bị thí nghiệm cơ bản nên phải đến khi tập trung cho đội tuyển Olympic châu Á, Toàn mới có điều kiện thực hành. [/size]

[size=2]Chính vì thiệt thòi hơn các bạn nên Toàn rất ý thức chú tâm vào phần thực nghiệm. Những giờ lên lớp Toàn chăm chú lắng nghe các thầy giảng, về nhà lại tìm thêm tài liệu, có khúc mắc gì lại hỏi thầy, hỏi bạn thật kỹ. [/size]

[size=2]“Quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, em đã học được rất nhiều từ bạn bè trong đội". – Toàn cho biết.[/size]

[size=2]Mê đọc sách về những vấn đề của Vật lý hiện đại, Toàn đã đăng ký vào khoa Cơ Điện tử của ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Trong thời gian tới, Toàn cũng sẽ tập trung học ngoại ngữ để đi du học khi có cơ hội.[/size]

[size=2]Không chỉ biết mỗi sách vở, Toàn rất thích nghe nhạc trong khi học bài cho đầu óc thoải mái. Toàn cũng thường tranh thủ giờ ra chơi ở trường để đá bóng nhằm tăng cường thể lực. Toàn còn “nổi tiếng” trong đội vì thích chơi các game hành động và chiến thuật mỗi khi nghỉ ngơi.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]15 phút loay hoay với… điểm tuyệt đối[/size]

[size=2] Yi Shu Wei.“Bắt đầu làm phần thi thực hành, em đã loay hoay mất 15 phút để phân biệt các hộp đựng các thiết bị điện cơ bản như dây điện, mạch điện… vì có quá nhiều hộp. Sau đó xem sơ đồ trên đề thi mới tìm phân biệt được.” – Yi Shu Wei (Đài Loan) cho biết.[/size]

[size=2]Dù khởi đầu không được thuận lợi nhưng sau đó Yi Shu đã xuất sắc hoàn thành bài thi trong vòng 4,5 tiếng, sớm hơn nửa tiếng so với quy định và giành điểm tuyệt đối 20/20 cho phần thi thực hành, đồng thời mang về 1 tấm HCV cho đội Đài Loan.[/size]

[size=2]Ở trường phổ thông Yi Shu cũng được học thực nghiệm xen kẽ với lý thuyết với tỉ lệ 1:4 nhưng đó chỉ là các thí nghiệm đơn giản, không giống với kỳ thi quốc tế như thế này.[/size]

[size=2]Để chuẩn bị cho IPhO, Yi Shu và các thành viên đội Đài Loan chỉ được luyện thực hành trong vòng 10 ngày. Các giáo viên đã tìm tài liệu và cho cả đội cùng làm rất nhiều bài tập thí nghiệm của các kỳ IPhO trước. [/size]

[size=2]Ban đầu, Yi Shu khá lúng túng và không thể hoàn thành hết các bài tập này nhưng càng làm càng quen dần và bước vào kỳ thi thì đã thành thạo.[/size]

[size=2]Với Yi Shu, khó khăn nhất khi tiến hành thí nghiệm vật lý là phải điều chỉnh để đạt độ chính xác tuyệt đối mới thành công.[/size]

[size=2]Yi Shu chia sẻ: “Vật lý thật kỳ diệu! Nó giúp con người hiểu và giải quyết được nhiều vấn đề của cuộc sống. Đơn giản như cửa sổ khó mở thì dùng sáp nến hay muốn nhấc vật nặng thì dùng đòn bẩy. Trong Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, em thấy người dân Việt từ xưa đã biết ứng dụng các kiến thức vật lý để dẫn nước, giã gạo… Rất thú vị!”[/size]

[size=2]Ít nói nhất đội Đài Loan nhưng trong đêm gala giao lưu tối 27/7, Yi Shu đã “dũng cảm” lên biểu diễn solo bài hát mang tên “Tôi không có tiền, tôi không có thể diện” khiến cả hội trường cười nghiêng ngả.[/size]

[size=2]Nhờ tấm HCV IPhO lần này, Yi Shu sẽ được lựa chọn bất kỳ trường ĐH nào ở Đài Loan để vào học vào mùa thu tới. Yi Shu cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi ngành Vật lý.[/size]
[size=2][/size]
[size=2]Thí sinh nữ duy nhất giành huy chương vàng[/size]

[size=2] AndradaKhi được báo tin mình là nữ sinh duy nhất giành HCV, Ianus Andrada (Romania) đã nhảy và hét đầy phấn khích rồi ngay lập tức rút điện thoại ra gọi điện về thông báo cho bố mẹ.[/size]

[size=2]Bắt đầu học Vật lý từ cách đây 7 năm, lúc đó Anarada mới học lớp 6. [/size]

[size=2]Khi ấy, em đã đam mê môn này bởi giáo viên rất tuyệt vời. Thầy có thể giải thích tất cả những điều mà học trò thắc mắc. [/size]

[size=2]Ngay từ bài học đầu tiên, thầy đã đặt ra các câu hỏi rất thú vị như: “Các em có biết tại sao máy bay bay được không? Tại sao con người có thể lên tới mặt trăng? Nếu muốn biết, các em hãy học vật lý". Từ đó, Andrada bị cuốn hút vào môn học với niềm say mê thực sự và khao khát được khám phá các hiện tượng vật lý.[/size]

[size=2]Theo Anarada, học vật lý còn cho em khả năng phân tích, đánh giá vấn đề (critical thinking) và điều này giúp em rất nhiều trong cuộc sống.[/size]

[size=2]“Em muốn thay đổi quan niệm lỗi thời của xã hội rằng khoa học là dành cho con trai, còn văn học là dành cho phái nữ". – Andrada chia sẻ.[/size]

[size=2]Với Anarada, là thành viên nữ duy nhất trong đội và cũng là một trong số ít các thí sinh nữ của kỳ IPhO lần này có nhiều lợi thế hơn là bất lợi.[/size]

[size=2]“Em được nhiều bạn trai quan tâm, chú ý, chăm sóc hơn. Và còn được cả danh hiệu thú vị là nữ thí sinh đạt điểm cao nhất nữa". – Andrada cười.[/size]

[size=2]Bố là giảng viên của Trường ĐH kỹ thuật thành phố Iasi, quê hương Andrada còn mẹ là thủ thư của trường nên từ nhỏ Anarada đã tiếp xúc nhiều với sách, đặc biệt là sách khoa học. Nhưng những lúc rảnh rỗi, cũng như nhiều cô gái khác Andrada cũng thích đọc các tác phẩm văn học lãng mạn của nhà văn Jane Austen, Charlot Bronte hay tác giả Nga Lep Tolstoi.[/size]

[size=2]Anrada còn có thể nói được 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Em cũng học piano 7 năm liền nhưng tới khi lên lớp 10, việc học tập quá bận rộn nên không thể tiếp tục.[/size]

[size=2]Đam mê du lịch và đã từng đi khoảng 10 nước châu Âu nhưng đây là lần đầu tiên được đi tới tận Đông Nam Á xa xôi khiến cho Andrada có rất nhiều trải nghiệm mới mẻ về cuộc sống và văn hoá Việt Nam.[/size]

[size=2]Anarada cho biết sau khi về nước, em sẽ nấu các món ăn cho gia đình theo phong cách Việt.[/size]
    [*][size=2]Lan Hương[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)