Chuyện lạ 2010-01-06 02:11:27

Chấn động: Hài cốt Tào Thực đã mất từ lâu!




[justify][justify]Sáng 5/1 ước tính có khoảng 1600 tờ báo online và các hãng thông tấn, website Trung Quốc đồng loạt đưa tin về vụ việc gây chấn động mới: Hài cốt Tào Thực, con trai Tào Tháo đã mất tích. Hy vọng xét nghiệm ADN vừa lóe lên, chợt bị dội gáo nước lạnh.[/justify][/justify]

[justify][justify][justify]>>Ai đứng sau kế hoạch khai quật “mộ Tào Tháo”?[/justify]
[justify][justify][justify]>>Công bố chính thức tìm ra mộ Tào Tháo[/justify][/justify]
[/justify]
[/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]“Cháy nhà mới ra mặt chuột”

Bám sát những diễn biến mới của vụ khai quật ngôi mộ cổ được cho là mộ Tào Tháo và chiếc đầu lâu, áp lực xét nghiệm ADN để làm rõ thân phận chủ nhân ngôi mộ có phải Tào Tháo hay không khiến các nhà khảo cổ Hà Nam bối rối. Lúc này, một sự thật động trời khác lại hé lộ, hài cốt Tào Thực – con trai thứ của Tào Tháo đã thất lạc lúc nào không một ai hay biết![/justify][/justify]
[justify][/justify]

Chân dung con trai thứ của Tào Tháo trong các bức hoạ.


[justify][justify]Mấy ngày qua, các diễn đàn online luôn đỏ lửa với nhiều ý kiến của giới khoa học cũng như những người dân bình thường quan tâm tới sự kiện rùm beng của thời khắc cuối cùng năm con Sửu.

Hầu hết người dân cũng như giới nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải làm xét nghiệm ADN để xác minh chiếc đầu lâu đó có phải của Tào Tháo hay không. Hài cốt Tào Thực, con trai Tào Tháo trở thành lựa chọn tối ưu để làm vật đối chứng và căn cứ xác minh.

Phóng viên hãng thông tấn Tân Hoa Xã đã tìm về lăng mộ Tào Thực và gặp cơ quan chủ quản và các thành phần có liên quan để tìm hiểu thông tin.

Về tới Sơn Đông, người viết may mắn đã trực tiếp gặp và phỏng vấn những nhân vật có liên quan, đó là các vị Lưu Ngọc Tân – Trưởng phòng quản lý di tích văn hóa Đông A kiêm Trưởng ban quản lý lăng mộ Tào Thực, Chuyên gia nghiên cứu Tào Thực, Trương Duy Phương – người trực tiếp phát hiện thông tin quan trọng làm cơ sở khẳng định lăng mộ Tào Thực, Lý Minh – Giám đốc sở nghiên cứu khảo cổ Tế Nam.

Tuy nhiên, tất cả những nhân chứng tham gia quá trình khai quật mộ Tào Thực năm 1951 có mặt hôm đó đều không một ai biết, bây giờ hài cốt Tào Thực ở đâu?

Chắp nối thông tin thu thập được từ những nhân chứng, những người trực tiếp tham gia hoạt động khai quật mộ Tào Thực, một câu chuyện đau lòng về quản lý cổ vật hé lộ khiến không ít độc giả cảm thấy bức xúc và đặt ra nhiều câu hỏi. Suốt 59 năm qua, số phận “những gì còn lại” của tài tử bảy bước thành thơ – Tào Thực như thế nào? Hài cốt Tào Thực hiện tại ở đâu?

Ngược thời gian trở lại thập niên 50 của thế kỉ trước, khi người ta phát hiện và khai quật mộ Tào Thực thì sự việc chỉ gói gọn trong giới quản lý văn hóa và nghiên cứu khảo cổ, không ầm ĩ như việc khai quật ngôi mộ được cho là mộ bố Tào Thực bây giờ vì thông tin ngày ấy còn hạn chế.

“Lúc đó chúng tôi khai quật được tổng cộng 28 mảnh xương được các nhà khoa học xác định là hài cốt Tào Thực. Số hài cốt này sau đó được đưa về trung tâm tỉnh Bình Nguyên cũ, nay thuộc Tân Hương – Hà Nam. Từ đó về sau, số phận của những gì còn sót lại của thi nhân Tào Thực, chúng tôi không ai hay biết!” – ông Lưu Ngọc Tân, Trưởng phòng quản lý di tích văn hóa Đông A – Sơn Đông kiêm quản lý khu lăng mộ Tào Thực cho biết.

Lật lại những thông tin, sử liệu và các bài viết của các học giả thời bấy giờ về sự kiện này, mộ Tào Thực được khai quật năm 1951 tại Đông A – Sơn Đông nhưng thời bấy giờ thuộc địa giới tỉnh Bình Nguyên cũ. Công việc khai quật do Ủy ban quản lý khảo cổ Bình Nguyên chủ trì, các cơ quan huyện Đông A chỉ tham gia giúp việc.

Sau khi khai quật xong, toàn bộ hài cốt Tào Thực và các cổ vật tìm được đều được đưa về trung tâm tỉnh lỵ Bình Nguyên, tức Tân Hương – Hà Nam ngày nay. Chỉ một năm sau đó, năm 1952 quốc hội Trung Quốc quyết định tách tỉnh, 3 huyện Tân Hương, An Dương, Bộc Dương sáp nhập vào Hà Nam, Hà Trạch, Liêu Thành và Hồ Tây sáp nhập vào Sơn Đông.

Thời bấy giờ, giữa bộn bề công việc của việc tách, nhập, người ta không ai để ý và cũng không một cơ quan nào đứng ra thu xếp được “chỗ ở tạm” cho Tào Thực bởi cơ quan chuyên trách quản lý cổ vật, di sản văn hóa đã bị giải thể. Những năm sau đó, một vài lần người ta có tổ chức triển lãm trưng bày cổ vật khai quật được từ lăng mộ Tào Thực, nhưng hài cốt thì không thấy đâu.

[/justify][/justify]

[justify][/justify]

Khi còn sống Tào Thực rất được Tào Tháo yêu quý


[justify][justify]Theo thông lệ của giới khảo cổ, sau mỗi một lần có phát hiện mới hoặc khai quật được hiện vật khảo cổ quan trọng, đơn vị chủ trì và các nhà khoa học tham gia sẽ đưa ra báo cáo sơ bộ đăng trên các tạp chí chuyên ngành và gửi về cơ quan chủ quản. Tuy nhiên thời kì này công việc ấy không được coi trọng đúng mức, có thể là một năm và cũng có khi 10 năm sau mới có báo cáo sơ bộ. Sự việc khai quật lăng mộ Tào Thực, mãi tới năm 1999 các nhà khoa học mới đưa ra … báo cáo sơ bộ.

“Từ thập niên 80 thế kỉ trước trở về sau, bản thân tôi và nhiều anh trong ngành khảo cổ thuộc Phòng quản lý di tích văn hóa Đông A đã tìm tới bảo tàng Tân Hương – Hà Nam và tìm gặp những người có trách nhiệm để hỏi thăm, nhưng không một ai biết thêm thông tìn gì về hài cốt Tào Thực.” – ông Lưu Ngọc Tân cho biết thêm.

Vậy là hy vọng xác minh chiếc sọ người kia có phải của Tào Tháo hay không vừa mới lóe lên, đã chợt vụt tắt.

Lăng mộ Tào Thực ngày ấy, bây giờ

Lăng mộ Tào Thực tọa lạc tại núi Quy Sơn thành Đông A, phía Bắc sông Hoàng Hà. Sau khi khai quật năm 1951, các hiện vật được đưa về bảo tàng Lịch sử Trung Quốc tại Bắc Kinh, năm 1984 người ta giao trở lại cho Phòng quản lý di tích văn hóa Đông A chịu trách nhiệm quản lý. Do tầm quan trọng của nó, lăng mộ Tào Thực lần lượt được công nhận là di tích lịch sử văn vật trọng điểm cần bảo vệ cấp tỉnh, sau đó là cấp quốc gia.

Tháng 3/1977 ông Trương Duy Phương, chuyên viên khảo cổ cấp 1 cùng một số cộng sự tới khảo sát lăng mộ Tào Thực. “Lúc đó, tôi đã phát hiện được những viên gạch dùng xây lăng mộ khắc 56 chữ hán, chia thành 6 cột lược thuật lại quá trình xây dựng lăng mộ.

[/justify][/justify]

[justify][/justify]

[justify]
Khu di tích lăng mộ Tào Thực bây giờ không có hài cốt của ông!


[/justify]

[justify][justify]Sau khi đưa về Bắc Kinh tiến hành phân tích, nghiên cứu và trao đổi kĩ cũng như làm các thí nghiệm cần thiết, các nhà khoa học đã kết luận, nội dung chữ khắc trên gạch được làm trước khi nung, đồng nghĩa với việc viên gạch có tuổi thọ cùng thời với lăng mộ chứ không phải được xây dựng sau này.” – ông Phương cho biết.[/justify][/justify]

[justify][justify]Mặc dù Hà Nam, An Huy cũng có khoảng 4, 5 địa phương cho rằng lăng mộ Tào Thực nằm ở địa phương họ, nhưng đến hiện nay giới khảo cổ và học giả đều thừa nhận, lăng mộ Tào Thực chính là ngôi mộ khai quật ở Quy Sơn năm 1951.[/justify][/justify]

[justify][justify]Chứng cứ phát hiện được năm 1977 càng khẳng định thêm điều này. Tháng 4/2001 một cuộc hội thảo quốc tế về Tào Thực được tổ chức, sau khi biết thông tin về những nội dung khắc trên gạch mộ, các nhà khoa học đều thống nhất nhận định, đây chính là lăng mộ Tào Thực.

Sinh thời, Tào Thực là một thanh niên tuấn tú, thông minh dĩnh ngộ, văn võ song toàn và được Tào Tháo rất mực yêu mến. Tào Phi, trưởng nam của Tháo thấy rõ nguy cơ phế trưởng lập thứ nên tìm cách hạ thấp uy tín người em trong mắt Tháo.

Sau này, khi Tào Tháo qua đời, Phi phế truất vua Hán và tự lập làm Hoàng Đế, truy phong Tháo là Ngụy Vũ Đế, phong Thực làm Đông A vương quản lý đất Đông A – Sơn Đông ngày nay. Chán ngán cảnh huynh đệ tương tàn, Thực đã làm bài thơ nổi tiếng trong 7 bước chân, nếu không sẽ phải chết dưới tay Phi:

Cành đậu luộc củ đậu,
Đậu ở trong nồi khóc.
“Cùng một gốc sinh ra,
Sao đốt nhau gấp thế?”


Sau khi về Đông A, Tào Thực dường như không màng tới thế sự, thường lên núi Quy Sơn dạo chơi. Năm 232, Thực qua đời. Lúc lâm chung dặn lại việc hậu sự nên làm đơn giản, tiết kiệm, tránh xa hoa và yêu cầu an táng mình trên núi Quy Sơn, thành Đông A.

Ngày nay, chính quyền Sơn Đông đã tiến hành trùng tu lăng mộ, đồng thời xây dựng Viện bảo tàng Tào Thực trưng bày những hiện vật khảo cổ để hậu thế hiểu hơn về một cuộc đời, một số phận trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động – thời kì Tam Quốc.

Ẩn sâu trong đó là rất nhiều giá trị văn hóa, nhân văn quý giá. Nhưng ngày nay, khi biết chuyện hài cốt Tào Thực không còn ở đây nữa, liệu những người dân và du khách bỏ tiền mua vé tham quan có tự hỏi, mình đi viếng mộ Tào Thực hay chỉ là đống đất?[/justify][/justify]
[justify][/justify]
[justify][justify]Theo Bee.net[/justify][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)