Nạn “câu like” trên mạng xã hội xuất hiện dưới nhiều hình thức tinh vi.
[justify]Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, không ít người đã tìm mọi cách để kiếm được số lượng “like” (thích) nhiều nhất cho mỗi nội dung và thông tin và họ đăng tải.[/justify]
[justify]Đó là những hình ảnh thương tâm, những hoàn cảnh đáng thương thường xuyên được đăng tải kèm theo lời kêu gọi cư dân mạng thích và chia sẻ để bày tỏ sự đồng cảm. Nhưng thực chất đây chính là hình thức “câu like” đánh vào lòng trắc ẩn của mỗi người xem. Điều này không ẩn chứa giá trị nhân văn, không mang ý nghĩa cứu người.[/justify]
[justify]Đoạn video tuy ngắn nhưng có khả năng truyền tải thông tin sâu sắc. Video kể về một cậu bé tên Rahim, 10 tuổi, sống với em trai trong một khu ổ chuột tối tăm, tồi tàn. Mặc dù đang bị bệnh, nhưng Rahim cho biết mình không cảm thấy lo lắng bởi vì trang mạng xã hội của UNICEF tại Thụy Điển đã có hơn 177.000 người like, điều này sẽ giúp được cậu và em trai mình.[/justify]
Lời kể của cậu bé Rahim tội nghiệp đã tin vào những trò “câu like”. |
[justify]Qua đoạn clip này, UNICEF thể hiện lời cảnh báo rất rõ ràng: “Likes don’t save lives - Bấm like không cứu sống được mạng người”. Những lượt bấm like chẳng thể chuyển thành tiền mặt, đồ ăn, quần áo hay thuốc chữa bệnh. Tốt nhất nếu có ý định muốn giúp người khó khăn, bạn hãy quyên góp bằng tiền mặt.[/justify]
[justify]Đã tồn tại trên thực tế, hiện tượng “câu like" nhằm mục đích để lôi kéo thành viên, thu lợi nhuận từ quảng cáo hoặc dẫn đến những trang web đen. Bởi số lượng like chính là mốc đánh giá sự thành công của một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội cũng như giá trị của các fanpage.[/justify]