[justify]Theo báo cáo mới nhất, gã khổng lồ Tencent Holdings đã cho thấy sự gia tăng hơn 50% giá trị tính từ năm ngoái cho tới nay và hiện đứng ở vị trí thứ 21 trong danh sách các thương hiệu có giá trị toàn cầu năm 2013. Và dĩ nhiên với sự gia tăng này thì Tencent đã vượt qua cả Samsung, Facebook, Disney…[/justify]
Tencent có vị thế cực lớn trên bảng xếp hạng thế giới
[justify]Tencent Games là một trong 4 khối kinh doanh chính của tập đoàn Tencent, hiện sở hữu từ các trò chơi trực tuyến cho đến nhiều phần mềm khác nhau và những công nghệ nền tảng, thành công mới nhất gần đây củng công ty này chính là với WeChat, một ứng dụng trò chuyện điện thoại di động đã nhanh chóng được phổ biến ở châu Á. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không kể đến QQ - cổng thông tin, phát hành game online và công cụ chat số 1 Trung Quốc hiện nay. [/justify]
Tencent Games vượt mặt cả hai đại gia Electronic Arts and Activision Blizzard
[justify]Dù khủng khiếp đến như vậy thế nhưng Tencent Games có tuổi đời không hề cao khởi đầu vào năm 2003. Từ một kẻ vô danh trên thị trường Game đang phát triển, Tencent Games đã vươn lên vị trí số 1, với hơn 50 webgame vận hành và tổng số server có thể lên đến hàng chục ngàn. Và các webgame do Tencent phát hành đều dẫn đều trên bảng xếp hạng và chiếm phần lớn thị phần webgame Trung Quốc. Các MMO của Tencent cả phát hành và tự phát triển đều vô cùng đình đám nhưng nổi bật nhất phải kể đến MOBA League of Lengend đang được đông đảo người chơi nhất nhì thế giới và cũng đang được Garena Việt Nam phát hành.[/justify]
Doanh thu quý I của Tencent Games lớn hơn tất cả các công ty còn lại cộng vào
[justify]Tencent Games cũng đã thể hiện rõ mưu đồ của mình khi liên tục thôn tính các công ty, nhà phát triển nhỏ cũng như trở thành cổ đông chính của hàng loạt đơn vị khác. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là Tencent Games mua lại lượng cổ phần lớn (40%) của Epic Games vào tháng 6/2012, sở hữu thành công lượng lớn cổ phần với giá trị lên tới 400 triệu USD tại một hãng game Mỹ nổi tiếng khác là Riot Games, trở thành cổ đông lớn của công ty mẹ Garena tại Singapore. [/justify]
[justify]Trích lời một lãnh đạo của Tencent Games theo gamethu.net thì[/justify]
Việc đưa sản phẩm, văn hóa của chúng tôi ra thị trường quốc tế sẽ giúp đánh dấu nhiều hơn sự hiện diện của trí tuệ Trung Quốc trên thị trường quốc tế, phù hợp với đường lối quảng bá văn hóa quốc gia của Chính phủ
[justify] [/justify]
Tencent có vai trò thế nào đối với làng game Việt
[justify]Tại Việt Nam, một số nguồn tin cho rằng, Tencent Games nắm giữ 31% cổ phần của VNG và là một trong những cổ đông lớn nhất của NPH này tính đến hết năm 2011. Thông tin này từng là một trong những tác nhân chính châm ngòi cho hàng loạt tin đồn về việc Tencent đã "thâu tóm" VNG. Tuy nhiên trong bản thông cáo báo chí gửi đi sau đó, CEO VNG Lê Hồng Minh khẳng định các cổ đông nước ngoài chỉ sở hữu số cổ phần tại công ty VNG không vượt quá 49%, ông Minh vẫn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty và đang nắm 19% cổ phần.[/justify]
VNG, Garena nằm trong tổ hợp gian hàng của Tencent tại G-Star 2012
[justify]Và sẽ là không có gì khó hiểu nếu như Garena Việt Nam sẽ nhận được những lợi ích lớn từ việc Tencent là nhà đầu tư lớn của công ty mẹ Garena ở Singapore. Một minh chứng rõ ràng cho việc Garena Việt Nam được ưu ái tới tận hai sản phẩm bom tấn của Tencent và chỉ có Garena và Tencent mới biết được trong thời gian tới thì sẽ còn những sản phẩm nào nữa. Hơn nữa với phong cách mua game cả khu vực Đông Nam Á thế này (như trường hợp đối với FIFA Online 3) thì cơ hội nào dành cho các nhà phát hành Việt khác muốn đem game khủng về làng game Việt? [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đến bao giờ thì Tencent sẽ đàng hoàng bước vào làng game Việt chứ không cần phải nhờ đến các nhà phát hành Việt? Liệu với tiềm lực và khả năng của Tencent thì các nhà phát hành Việt có cơ hội nào để cạnh tranh không? [/justify]
Fairy - Theo diễn đàn Game8