[size=3]Cậu bé mồ côi và chiếc máy tính giấy tự sáng chế[/size]
(Dân trí) - Biết năm học này em đã học môn Tin, nhưng với hoàn cảnh hiện nay em làm sao dám mơ có được chiếc máy tính, vậy là Thiên dùng bìa cứng vẽ bàn phím và màn hình máy tính, rồi em tập đánh chữ ở bàn phím giấy…
Hỏi thăm người làng về hoàn cảnh của em hầu như ai cũng biết, bởi vì Thiên có hoàn cảnh quá đặc biệt nên những người biết hoàn cảnh đều yêu thương và thông cảm với em. Tháng 5/1999, Thiên ra đời trong tình yêu thương của ba là anh Mai Quang Dương (1968), và mẹ là chị Trần Thị Liên (1975), niềm vui có con trai chưa được bao lâu, khi Thiên vừa tròn 3 tháng tuổi thì anh Dương qua đời vì tai nạn ô tô. Đứng dậy sau nỗi đau quá lớn, gắng gượng để nuôi con, chị Liên lấy Thiên làm niềm vui, còn với Thiên, từ ngày định mệnh đó em chỉ còn tình yêu của mẹ mà thiếu vắng bàn tay chăm sóc của ba. Nhưng cuộc đời có mấy ai biết trước, năm 3 tuổi Thiên lại mất luôn tình yêu của người mẹ, trở thành đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, chị Liên mẹ em cũng bỏ em ra đi trong một tai nạn lao động.
Ở cái tuổi cần ba mẹ bên cạnh chăm sóc nuôi nấng thì Thiên lại lần lượt mất đi cả hai, tuổi thơ em trôi qua trong sự thiếu thốn tình cảm của người làm ba, làm mẹ. Theo năm tháng, em lớn lên dưới hàng tre của làng Phúc Lâm hiền hòa, trong sự bù đắp tình yêu của bà nội.
Chứng kiến cảnh con trai, rồi con dâu qua đời, bà Võ Thị Quế (sinh năm 1942) tưởng chừng như gục ngã theo các con, đau đớn theo bà một thời gian dài, nhưng rồi tình yêu đối với đứa cháu trai đã giúp bà đứng vững, nếu bà gục ngã thì Thiên, một đứa bé vừa chập chững biết đi và bi bô tập nói sẽ không còn chổ dựa, vậy là sớm hôm một già, một trẻ nương tựa bên nhau.
Dồn tất cả tình thương yêu để chăm sóc cho đứa cháu vừa ra đời đã gặp bất hạnh, mọi khó khăn bà đều vượt qua. Dường như thấu hiểu được hoàn cảnh của gia đình nên Thiên rất chăm ngoan và nghe lời bà nội.
“Trong suốt thời gian qua, chỉ duy một lần Thiên làm bà nội phải buồn. Trong một lần ham chơi cùng chúng bạn, em bị bà nội nạt, Thiên òa khoác nức nở và ôm ảnh ba rồi nói: “Ba ơi, bà nội la con”, thương cháu thương con, tôi như đứt từng khúc ruột khi nghe nó nói thế, và cũng từ đó tôi chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo cháu chứ không la cháu nữa, bởi tôi sợ cháu nó lại tủi thân, còn Thiên cũng không thêm một lần nào làm cho bà nội phải rơi nước mắt nữa”, bà Quế chia sẻ.
Chăm lo cho cháu từ ăn mặc đến học hành quả là một điều khó khăn đối với một người đã 68 tuổi, thế nên Thiên cũng chịu nhiều thiệt thòi hơn với các bạn cùng trang lứa. Nhưng không vì thế mà em không chịu tìm tòi trong cách học tập, được biết năm học này em đã học môn Tin học, nhưng với hoàn cảnh hiện nay thì để có một chiếc máy vi tính cho em học ở nhà là quả một điều khó khăn, vậy là Thiên dùng bìa cứng vẽ bàn phím và màn hình máy tính, rồi em tập đánh chữ ở bàn phím giấy đó, bởi theo Thiên như thế cũng có thể tập đánh được con chữ.
Ngoài giờ học ở lớp, Thiên phụ giúp bà làm những công việc gia đình, và vẽ tranh, trong các bức tranh em vẽ, hầu hết là về gia đình, ở đó có ba và có mẹ, có lẽ đó là niềm mơ ước của em.
Thiên tâm sự rằng: “Em sẽ có gắng học thật giỏi, để sau này lớn lên, làm những việc thật tốt để chăm sóc bà như những tháng ngày bà đã vất vả vì em, với em, bà nội không những là một người bà mà vừa là một người ba và người mẹ”.
Năm nay Thiên đã là một học sinh cấp 2, em đang học tại lớp 6B, trường THCS Vĩnh Long, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thầy giáo Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Long cho biết: “Hoàn cảnh của Thiên rất đáng quan tâm, cho nên nhà trường sẽ miễn học phí, xây dựng và những khoản khác cho em, đồng thời sẽ đưa Thiên vào dạng
học sinh nghèo vượt khó cần được giúp đỡ của nhà trường”.
Tuy nhiên, có lẽ như thế vẫn chưa đủ, một bà nội già yếu, và một đứa trẻ vừa bước vào ghế cấp 2 của nhà trường cùng một ước mơ cháy bỏng, cần hơn nữa sự quan tâm giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm, để chia sẻ cho em phần nào những nỗi đau trong cuộc đời, giúp em vững vàng trên con đường phía trước.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
(Bà Võ Thị Quế - bà nội em Mai Quang Thiên: ở tại Đội 6, làng Phúc Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Linh, Quảng Trị.
Mã số 34
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: [email protected]
* Tài khoản VNĐ:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản USD:
Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK : 045 137 195 6482
SWIFT Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0451 001 944 487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269)