[justify]Đến góc trường ĐH Sư phạm TP HCM, các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh một cậu bé 9 tuổi hành nghề xiếc rong để "mua vui" quanh khu vực ngã 4 Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương. Trên vai vác một chiếc ba lô đủ màu dành cho trẻ con, nhưng Bin (tên thường gọi của cậu bé) không đi học như bạn bè đồng trang lứa mà lại dùng nó để đựng "đồ nghề" mưu sinh của mình. Ngày nào cũng vậy, Bin một mình lang thang qua khu vực hàng quán vỉa hè gần trường ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn và một số quán nhậu.[/justify]
[justify]Công việc của Bin là diễn "xiếc rong" với các món nghề "tủ" như phun lửa, nuốt dao lam và đặc biệt là nuốt rắn. Nhìn con rắn nhỏ được cậu bé 9 tuổi nuốt dần dần vào họng, nhiều "khán giả bất đắc dĩ" không khỏi rùng mình xót xa. Khi con rắn đã đi qua cổ họng đến tận phần đuôi, Bin mới rút ra, bỏ rắn vào hộp và bắt đầu đi xin tiền khách ngồi ăn ở gần đó.[/justify]
Cậu bé Bin đang thực hiện màn nuốt rắn.
Phun lửa bằng miệng sau khi đã "súc miệng" bằng dầu hôi để bắt lửa.
Và nhai dao lam.
[justify]Khi được hỏi về tên thật của mình, chúng tớ bất ngờ khi cậu ấy bảo mình cũng không biết, từ khi lớn lên đã được mọi người gọi là Bin. Bin không cha không mẹ, lớn lên trong sự dạy dỗ của người cậu. Do cậu cũng không khá giả gì nên chỉ giúp đỡ Bin tự mưu sinh bằng cách dạy cháu mình các ngón nghề "mua vui". Hiện tại Bin đang sống chung với nhiều bạn nhỏ khác làm nghề giống mình, nhưng bạn vẫn được cậu đưa đón đi làm mỗi tối.[/justify]
[justify]"Em học được nghề múa lửa, nuốt dao lam, nuốt rắn. Em kiếm sống bằng nghề này được một năm rồi.", Bin kể. Trong lúc học nuốt dao lam, phun lửa hay nuốt rắn, chuyện bị chảy máu, sứt môi hay phỏng miệng là rất bình thường. Bin chia sẻ ngắn gọn như vậy về công việc của mình. Những câu hỏi liên quan đến người cậu hay nơi ở, cậu bé 9 tuổi đều tránh không trả lời. Có lẽ, đó là một trong những "nguyên tắc" đã được thống nhất của những cậu bé làm công việc này.[/justify]
[justify]Bin kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tớ bằng một nụ cười rất hồn nhiên và lại đi bàn khác xin tiền. May mắn thay, nụ cười lạc quan này vẫn chưa mất đi trên môi của cậu bé phải lăn vào đời từ quá sớm.[/justify]
Sau khi thực hiện xong 3 màn biểu diễn, Bin cất "đồ nghề" vào ba lô và tiến đến các bàn khách đang ăn uống để xin tiền.
[justify]Một ngày làm việc của Bin bắt đầu từ 18h30 cho tới nửa đêm, một đêm Bin đi chừng 4, 5 khu vực khác nhau để xin tiền. Điều đó đồng nghĩa với việc cậu phải nuốt dao lam, rắn và phun lửa bằng miệng 4 đến 5 lần mỗi ngày. Theo Bin công việc này dù nguy hiểm nhưng kiếm được nhiều tiền hơn và không giới hạn độ tuổi, càng nhỏ khách càng thương và cho nhiều tiền. Mỗi đêm, Bin có thể kiếm được gần 200 nghìn, trừ những ngày mưa gió. Số tiền kiếm được Bin dùng trang trải cho cuộc sống và cất để dành với hy vọng có một ngày được ăn bữa cơm ngon lành chứ không còn phải nhai dao lam, nuốt rắn. Đó là ước mơ duy nhất của cậu bé Bin, còn việc được đến trường thì quá xa xôi.[/justify]
[justify]Bin chỉ là một trong số rất nhiều cô, cậu bé phải mưu sinh bằng những công việc nguy hiểm như thế này. Dù kiếm được không ít tiền hàng đêm, số phận của những cậu bé sống dựa vào những trò "mua vui" vẫn quá bấp bênh, đó là chưa kể những nguy hiểm có thể ập đến do "tai nạn nghề nghiệp". Theo khảo sát, bên cạnh bán vé số, bán dạo thì xiếc rong là một trong những nghề được "tween" cơ nhỡ chọn thay vì phải ăn xin. Địa điểm "hành nghề" của các cô, cậu bé này là các quán cafe ven sông ở Q.2, Q. Bình Thạnh, các quán nhậu ở khu vực Bờ Kè, đường Nguyễn Tri Phương hay các quán hàng rong gần trường Đại học.[/justify]
Một cậu bé trạc tuổi Bin đi ăn cùng mẹ nhìn Bin với vẻ lạ lẫm. Có lẽ cậu vẫn chưa hiểu được cách mưu sinh của bạn mình. Vác trên vai chiếc ba lô xinh xắn nhưng Bin không dùng nó để đựng sách vở mà đựng các dụng cụ "hành nghề".
[justify]Bạn đọc Chiêu Ngân (Q.4) chia sẻ: "Tớ rất hay gặp những hình ảnh các em bé nhỏ tuổi như bé Bin khi đi ăn cùng bạn bè. Mỗi lần như vậy, bàn mình thường cho các em ấy 10-20 nghìn. Phải nói là rất xót xa khi nhìn thấy các em đánh đổi an toàn của bản thân để nhận lại những đồng bạc lẻ từ sự thương cảm của mọi người."[/justify]
[justify][/justify]