Giadinh.net - Sau thông tin về bệnh nhân Lưu Thanh Điền, ngụ ở Tiền Giang phải sống thực vật vì nhậu ốc sên (hay còn gọi là ốc ma), nhiều độc giả yêu cầu toà soạn cung cấp thêm một số thông tin xung quanh món nhậu nguy hiểm này.
[justify]> Hôn mê suốt 4 tháng vì ăn thịt ốc sên nướng[/justify]
[justify]Khó tiên lượng khả năng bình phục[/justify]
[justify]Không chỉ riêng trường hợp bệnh nhân Lưu Thanh Điền ở Tiền Giang, BV Bệnh Nhiệt đới (TP. HCM) vừa qua còn tiếp nhận một số ca cấp cứu do ăn ốc sên từ Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Nai… chuyển lên. Các bệnh nhân cấp cứu đều trong tình trạng hôn mê nặng, có người phải sống đời sống thực vật, bị mất tri giác.[/justify]
[justify]Theo TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Bệnh viện Nhiệt đới (TP HCM), các bệnh nhân trên vào viện đều mắc bệnh lý viêm não - màng não, hầu hết do ăn ốc nấu chưa chín. Bệnh này khá phổ biến ở Việt Nam, xảy ra quanh năm, nhưng gần đây mới được chú ý nhiều. Ngay cả các thầy thuốc không phải ai cũng nắm rõ bệnh này.[/justify]
Hãy cẩn trọng với thịt ốc sên. |
[justify]Người bệnh sẽ bị nhức đầu dữ dội, kèm theo cứng gáy, có khi liệt nửa người, nếu nặng có thể hôn mê, co giật do phù não, nếu không điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong rất cao. Tùy vị trí phần não bị xâm hại, tổn thương mà người bệnh bị tai biến nặng, nhẹ, có thể bị liệt, sống thực vật và khả năng bình phục rất khó tiên lượng. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ điều trị thuận lợi hơn, tuy nhiên, theo bác sĩ Siêu, không phải người bệnh nào vào viện cũng dám nói thật rằng mình đã ăn ốc sên. Điều này khiến thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh ngày càng nặng hơn.[/justify]
[justify]Không độc, nhưng phải ăn chín[/justify]
[justify]Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết: Thịt ốc sên ăn được, trong các nhà hàng, khách sạn vẫn chế biến ốc sên, nhưng đã được nấu chín để diệt các loại ký sinh trùng. Người khỏe mạnh mới nên ăn, người yếu, mới ốm dậy thì không nên ăn. Trước khi ăn phải được làm sạch, rồi đem xào, nấu chín, tùy khẩu vị của mỗi người. Ốc sên không phải là vị thuốc trong Đông y.[/justify]
[justify]Theo bà Nguyễn Thanh Vân, Bếp trưởng Khách sạn Metropole Hà Nội, khách sạn thường nhập khẩu ốc sên Pháp để chế biến nhiều món ăn ngon, độc đáo. Loại ốc này nhỉnh hơn ốc bươu, đều con, được nuôi công nghiệp nên rất sạch, vỏ sáng trắng, thịt có màu ghi trắng, lành và không có độc tố. “Làm thịt ốc sên rất cầu kỳ. Chúng tôi cho ốc sên vào chậu có nhiều muối, ngâm, xóc, đảo và xả sạch nhớt 3 lần rồi mới cho vào nồi luộc lên với các loại lá thơm, hành, cà rốt, cần tỏi, muối, dấm. Sau đó mới bỏ ra, khều nhân rửa lại lần nữa là sạch hết nhớt mới chế biến thành những món ốc hấp lá gừng, ốc xào bơ tỏi, mùi tây hay ốc nướng. Khi bơ tỏi, mùi tây thơm ngấm vào thịt ốc, rưới chút rượu vang đỏ ăn ngon tuyệt. Việc chần, luộc, nướng, hoặc xào đều làm cho ốc chín, ăn mới ngon và đảm bảo an toàn”- bếp trưởng Vân chia sẻ.[/justify]
[justify]Với ốc sên trong nước, TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu lo ngại là các loại ốc sên sống trong vườn (loại ốc có vỏ dày) rất dễ gây bệnh vì chúng sống tràn lan trong môi trường bẩn. Con người dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh viêm não - màng não, nhất là khi ăn ốc sống, ốc tái chanh…. “Những loại ốc đang phổ biến ở miền Tây Nam bộ hiện nay như ốc sên, ốc bươu đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không độc, nhưng phải được chế biến chín, sạch và đúng cách. Nếu ăn sống thì rất dễ nhiễm bệnh”-TS Siêu nhấn mạnh.[/justify]