Các loại mứt, bánh kẹo, thịt, cá, nội tạng động vật,… đang trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng vì sự bẩn thỉu, gây hại cho sức khỏe. Đối với dân nhậu, khi nghe tin cơ quan chức năng liên tục phát hiện và bắt giữ những vụ vận chuyển, buôn bán và chế biến nầm, lòng lợn, nội tạng, vó bò thối thành đồ nhậu hẳn sẽ rất kinh hãi bởi không biết mình đã "chẳng may" xơi phải bao nhiêu thứ bẩn thỉu, độc hại như thế trên bàn nhậu
Phần lớn những loại nội tạng gia súc khi bị phát hiện vận chuyển, chế biến đều đã hư hỏng, hôi thối và mốc xanh mốc đỏ…
Trong tháng 7-8/2012, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt mẫu hoa quả như mận tươi, lựu, nho… nhập khẩu từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến người tiêu dùng hoang mang. Những loại hoa quản này được thông quan qua cửa khẩu Lạng Sơn và Lào Cai
Trong khi đó, thông tin giá đỗ ủ hóa chất Trung Quốc cũng khiến các bà nội trợ hoang mang. Tháng 9/2012, Cục trưởng Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho biết, 50 mẫu giá đỗ sống tại các chợ dân sinh cho kết quả đáng lo ngại với các chỉ tiêu về vi sinh vật. Có 40% mẫu chứa e.coli, salmonella vượt mức giới hạn cho phép. Theo ông Hồng, đây là những tác nhân gây nên các bệnh về đường ruột. Việc sử dụng giá đỗ sống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ trong điều kiện nấu chín, các loại vi sinh vật trên mới bị triệt tiêu hoàn toàn.
Chỉ cần bỏ ra với 22.000 đồng, người tiêu dùng có thể mua được 1 lít dầu ăn có gắn nhãn mác như loại dầu ăn Tường An, Trường An hay Cooking oil… được tái chế từ dầu thải đã qua sử dụng được thu gom từ quán ăn. Tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội), nhà nhà sản xuất thứ dầu ăn “siêu bẩn, siêu rẻ và siêu độc” này. Dầu mua về được đổ vào một bể chứa, sau đun sôi và bơm ra bể lộ thiên
Một thứ bột trắng là chất tạo màu và làm sạch dầu thải xuất xứ từ Trung Quốc được đổ vào dầu thải. Màu dầu nhanh chóng từ vàng đục đổi sang màu vàng sánh, đặc và trong suốt như thứ dầu nguyên chất.
Bì lợn bẩn, ôi thiu sau khi mua về được giẫm, đạp cho sạch rồi “phù phép” trắng tinh, không còn mùi hôi thối sau khi được ngâm từ 3-4 giờ đồng hồ trong thùng chứa hóa chất lạ
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lớn nhất khu vực miền Bắc.
Bì lợn khô được phơi nhan nhản khắp nơi
Những chai nước ngọt, nước tăng lực được sản xuất bằng cách dùng nước giếng khoan tại chỗ, trộn các chất tạo mùi, màu, chất bảo quản, đường hóa học… rồi rót vào các chai nhựa, bơm khí gas CO2 vào và đóng chai thành phẩm
Cơ sở sản xuất nước ngọt có gas của Công ty TNHH Ngọc Sơn Trang tại ngõ 3, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm (Hà Đông, Hà Nội) với cả chục ngàn chai nước ngọt có gas giả
Thịt gà rẻ như rau được bày bán nhan nhản tại khu vực cầu Lủ (Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội) với giá chỉ 30.000 đồng/kg (đã thịt). Theo cơ quan chức năng, đây phần nhiều là gà thải và không rõ nguồn gốc. Thậm chí cơ quan chức năng còn đang đặt nghi vấn nguồn gốc của mặt hàng này có thể là từ Trung Quốc bởi trong năm qua họ đã tiêu hủy rất nhiều gà giá siêu rẻ không có giấy tờ được nhập lậu về từ Trung Quốc.
Trong khi đó, tại nhiều siêu thị lớn của Hà Nội lại bày bán loại gà nhập khẩu từ Hàn Quốc và Mỹ nhưng giá rẻ bất ngờ (Gà dai Hàn Quốc có giá 47.900 đồng/kg và Đùi gà mái đẻ (Mỹ) có giá 58.900 đồng/kg)
Thịt gà dai Hàn Quốc (phải) khi chín trắng bệch, thịt bở, khi ăn gần như bở vụn trong miệng và hầu như không có vị ngậy, thịt khô… Theo ông Diệp Kỉnh Tần, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ở một số nước, những sản phẩm của gà loại thải (gà sau đẻ - PV) được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi. Thực tế, những sản phẩm này hầu như không có giá trị dinh dưỡng cho người
Bữa ăn ở nhà đã vậy, nhiều học sinh Hà Nội hàng ngày thích thú ăn "thịt hổ khô" với giá chỉ 2.000 đồng/gói. Thực chất đấy không phải là thịt hổ mà chỉ là tạp phẩm tẩm ướp hóa chất nên có mùi vô cùng khó chịu.
theo PNTD