Binh sỹ Campuchia tại tỉnh Oddar Meanchey, giáp giới với Thái Lan, ngày 1/5.
Binh sỹ trên là binh sỹ thứ 18 của Thái Lan bị thiệt mạng trong 12 ngày giao tranh với Campuchia.
Hôm qua, những người dân làng phải rời bỏ nhà của của họ trước đó đã bắt đầu quay trở về sau khi đụng độ giảm, nhưng các vụ bắn súng tiếp tục xảy ra trong đêm.
Campuchia muốn Tòa Tư pháp Quốc tế phải giải thích đối với phán quyết về quyền sở hữu ngôi đền Preah Vihear. Năm 1962, tòa án cho Campuchia được quyền sở hữu ngôi đền dựa trên bản đồ được vẽ từ đầu thế kỷ. Thái Lan không phản đối việc Campuchia sở hữu ngôi đền, nhưng nói họ sở hữu đất đai quanh ngôi đền này.
Vụ giao tranh mới đây diễn ra tại hai ngôi đền khác, cách Preah Vihear chừng 150km, nằm trong khu rừng mà cả hai nước đều nhận chủ quyền.
Tuy nhiên, Preah Vihear vẫn là biểu tượng nổi bật nhất trong vụ tranh chấp và là tâm điểm khơi dậy tình cảm dân tộc từ cả hai nước.
Trong đệ trình lên tòa án, Campuchia đề nghị phải làm rõ ý nghĩa và phạm vi phán quyết liên quan đến ngôi đền Preah Vihear. Giải thích đó có thể “làm cơ sở cho một giải pháp sau cùng cho tranh chấp này”, tuyên bố được trích dẫn đăng trên trang mạng của Tòa Tư pháp Quốc tế cho biết.
Campuchia đề nghị tòa án phải hành động “một cách cấp bách” vì tính nghiêm trọng của tình hình hiện nay.
Tranh cãi bùng phát giữa Thái Lan và Campuchia kể từ khi Unesco trao cho ngôi đền 900 năm tuổi Preah Vihear danh hiệu Di sản Thế giới vào năm 2008.
Người phát ngôn cho quân đội Thái Lan, Sansern Kaewkamnerd, nói: “Ngay cả khi giao tranh tiếp tục, các đợt đụng độ này cũng giảm bớt cường độ và việc sử dụng vũ khí hạng nặng đã ngừng. Đại diện quân đội của cả hai phía mỗi ngày gặp nhau hai lần nhằm giảm bớt căng thẳng và khôi phục thiện chí tại khu vực.”