Nhạc 2014-06-19 00:36:37

Cảm Nhận Sau Khi Nghe Bài Hát "Đại Bác Ru Đêm"


Link bài hát
 
http://chiasenhac.com/mp3/vietnam/v-pop/dai-bac-ru-dem~khanh-ly~1048177.html
 
 
[justify][size=medium]Nếu như những bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn đạt được thành công to lớn thì một trong những lý do quan trọng nhất là anh đã thành công khi đóng vai trò người phát ngôn của mọi tầng lớp nhân dân sống trong thời chiến tranh, nhất là trong giai đoạn của hai tuyển tập [/size][/justify]Ca khúc thần thoại (1967) và Ca khúc da vàng (1968)[justify][size=medium]. Anh đã dành thời gian để miêu tả một cách tỉ mỉ cuộc sống trong thời gian chiến tranh kéo dài kể từ hai mươi năm nay. Thỉnh thoảng tác giả nói đến nhân vật của mình: Đó là trường hợp của nhiều bài hát cùng thời kỳ với những bài hát thể hiện sự kêu than của nhân dân.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Trong chương này, chúng ta sẽ thử xem xét cuộc sống hàng ngày được miêu tả trong những bài hát của Trịnh Công Sơn, cuộc sống của những người dân không thích Cộng Sản cũng chẳng thích Quốc Gia, họ chỉ muốn được sống yên ổn trong hoà bình, nhưng thật mâu thuẫn, họ lại là những người chịu đựng nhiều nhất cuộc chiến tranh hàng ngày kể từ nhiều năm nay.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Đây là một trong những tác phẩm của [/size][/justify]Ca khúc da vàng[justify][size=medium], hy vọng rằng một trong những cảm xúc thể hiện ở bản gốc sẽ nhất quán với bản dịch của bài hát: [/size][/justify]

Đại Bác Ru Đêm
Ca Khúc Da Vàng

[justify][size=medium]1. Đại bác đêm đêm dội về thành phố[/size][/justify]
[justify][size=medium]Người phu quét đường dừng chổi lắng nghe.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác qua đây con thơ buồn tủi[/size][/justify]
[justify][size=medium]nửa đêm sáng chói hỏa châu trên núi.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm dội về thành phố[/size][/justify]
[justify][size=medium]người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình[/size][/justify]
[justify][size=medium]Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng[/size][/justify]
[justify][size=medium]từng đêm chong sáng là mắt quê hương.[/size][/justify]

[justify][size=medium]ĐK: Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng[/size][/justify]
[justify][size=medium]Hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng[/size][/justify]
[justify][size=medium]cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Hàng vạn chuyến xe, claymore lựu đạn[/size][/justify]
[justify][size=medium]Hàng vạn chuyến xe mang vô thị thành[/size][/justify]
[justify][size=medium]từng vùng thịt xương có mẹ có em[/size][/justify]

[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm dội về thành phố[/size][/justify]
[justify][size=medium]người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng[/size][/justify]
[justify][size=medium]đại bác đêm đêm như knh không mang lời nguyền[/size][/justify]
[justify][size=medium]trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng.[/size][/justify]

[justify][size=medium]2. Đại bác đêm đêm dội về thành phố[/size][/justify]
[justify][size=medium]người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác như kinh không mang lời nguyện[/size][/justify]
[justify][size=medium]Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm dội về thành phố[/size][/justify]
[justify][size=medium]người phu quét đường dừng chổi đứng nghe.[/size][/justify]
[justify][size=medium]Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng[/size][/justify]
[justify][size=medium]đại bác nghe quen như câu dạo buồn[/size][/justify]
[justify][size=medium]trẻ con chưa lớn để thấy quê hương.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Phần gây xúc động cho người nghe nhiều nhất trong bản nhạc này trước hết là câu đầu tiên được lặp đi lặp lại thường xuyên với mỗi lần cùng một giai điệu: [/size][/justify]”Đại bác đêm đêm dội về thành phố, Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe”[justify][size=medium]. Bằng một sự miêu tả đơn giản, rất bình dị nhưng thực tế biết bao! Sự láy âm của từ “đêm” gợi cho chúng ta không chỉ sự bắn phá liên hồi mà còn thể hiện một cảnh tượng được lặp đi lặp lại hàng đêm. Ngoài ra, câu này được lặp lại 4 lần trong bài hát. Dành cho những người hàng đêm sống trong nỗi lo âu khi nghe tiếng đại bác, bài hát phản ánh chân thành cảm xúc riêng của họ, đó là lý do mà ta có thể nói rằng Trịnh Công Sơn là người phát ngôn của nhân dân.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Phần khác gây cảm xúc của tác phẩm này là điệp khúc, được lặp lại nhiều lần (được biểu thị bằng chữ “R” trong đoạn cuối của bài hát).[/size][/justify]

[justify][size=medium]Trong bản nhạc dành cho Khánh Ly, bài hát được hát bằng “fade out” (độ vang nhỏ dần) ở phần kết và lặp lại nhiều lần, điều này càng làm tăng thêm tính cảm xúc…, đó không phải là tiếng động do miêu tả mà chính là một sự tàn phá. Tiếng động được nghe hàng đêm, những làng mạc bị tàn phá cũng được diễn ra hàng đêm. Trong số những nạn nhân của sự tàn phá bởi những đoàn xe quân sự chở bom mìn, luôn là những người mẹ và trẻ em, những nạn nhân vô tội, không bao giờ muốn sống trong cảnh chiến tranh. Dường như tác giả đã rất thành công, khi giới thiệu hình ảnh cuộc sống hàng ngày đến tất cả các đối tượng được miêu tả trong bản nhạc này, nhờ vào sự lặp lại hiệu quả của những từ hoặc những câu vừa kể.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Có những yếu tố khác thu hút sự chú ý của chúng ta. Trước hết là những nhân vật được giới thiệu ở đây: người phu quét đường, người mẹ và em bé. Người mẹ và em bé là chủ đề thường xuất hiện trong những bài hát chống chiến tranh Trịnh Công Sơn và đặc biệt là người mẹ. Người mẹ là hiện thân tuyệt vời cho loại người không muốn tham chiến, họ ở nhà, và chịu đựng những hậu quả của chiến tranh: cái chết của con cái họ. Vì lẽ đó, người mẹ là một trong những nhân vật chính của bài hát, và người mẹ chờ đợi một cách thụ động sự chấm dứt chiến tranh.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Mẹ, có thể xuất hiện với tư cách là nhân vật chủ yếu trong [/size][/justify]Ngủ đi con[justify][size=medium], hoặc là nhân vật chính trong [/size][/justify]Ca dao Mẹ[justify][size=medium]. Nhưng trong nhiều bản nhạc khác, mặc dù có mặt khắp nơi, người mẹ lại xuất hiện với tư cách là nhân vật thứ hai.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Mẹ, khi thì là một bà mẹ trẻ ru con trong nỗi lo âu:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Mẹ ngồi ru con nước mắt nhục nhằn xót xa đời mình (…)” [/size][/justify]Ca dao Mẹ[justify][size=medium].[/size][/justify]
[justify][size=medium]Nhưng bi kịch nhất là người mẹ ôm trong tay xác đứa con của mình:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Tôi đã thấy, tôi đã thấy, bên khu vườn một người mẹ ôm xác đứa con (…)”[/size][/justify]
[justify][size=medium]Khi thì là một người mẹ già mất đứa con trai trong chiến tranh:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Khi đất nước tôi không còn chiến tranh, mẹ già lên núi tìm xương con mình (…)” [/size][/justify]Tôi sẽ đi thăm
[justify][size=medium]Hoặc cái chết của chính người mẹ:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Ôi quê hương đã lầm than sao còn, còn chiến tranh, mẹ già hết chờ mong, đã ngủ yên, mẹ già mãi ngủ yên (…)” [/size][/justify]Du mục
[justify][size=medium]Mẹ cũng xuất hiện như một biểu tượng hiện thân cho nước Việt Nam:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Mẹ Việt Nam hai mươi năm, xương da mềm đợi giờ sông núi thiêng (…)” [/size][/justify]Ngày dài trên quê hương
[justify][size=medium]Cũng như trong trường hợp của [/size][/justify]Gia tài của Mẹ[justify][size=medium], trong đó thể hiện đất nước bằng hình ảnh của người mẹ:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ để lại cho con, gia tài của mẹ là nước Việt buồn (…)”[/size][/justify]

[justify][size=medium]Phải chăng hình ảnh đau khổ của người mẹ là nguồn cảm hứng gợi lên lòng trắc ẩn cho những ai có mẹ, cũng có nghĩa là cho tất cả mọi người?[/size][/justify]

[justify][size=medium]Chúng ta trở lại với bài hát [/size][/justify]Đại bác ru đêm[justify][size=medium]. Yếu tố thứ hai thu hút sự chú ý là việc sử dụng cụm từ [/size][/justify]da thịt vàng[justify][size=medium] mà ta nhận thấy có cả thảy hai lần trong bài hát này. Từ [/size][/justify]da thịt[justify][size=medium] có ý nghĩa đúng từng chữ “da và thịt” được dung một cách đặc biệt. Thật vậy, để nói “da vàng” người ta dùng ở đây một cách chung chung cụm từ[/size][/justify]da vàng[justify][size=medium] rất ngắn gọn mà không dùng [/size][/justify]da thịt vàng[justify][size=medium]. Ta nhận thấy từ [/size][/justify]da thịt[justify][size=medium] chỉ trong một cụm từ như [/size][/justify]da thịt hồng hào[justify][size=medium] hoặc trong [/size][/justify]Truyện Kiều[justify][size=medium] (tiểu thuyết nổi tiếng của Nguyễn Du): [/size][/justify]Thịt da ai cũng là người[justify][size=medium] (1. 1137). Trong câu thơ này, từ [/size][/justify]thịt da[justify][size=medium] có nghĩa là “cơ thể”. Ta có thể nói rằng cụm từ [/size][/justify]da thịt vàng[justify][size=medium] mà tác giả dung một cách đặc biệt trong [/size][/justify]Đại bác ru đêm[justify][size=medium] cho phép nhấn mạnh cái ý của sự héo hon và sự tàn phá cơ thể của con người.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Cái ý da vàng không chỉ riêng trong tác phẩm này, mà nó được tìm thấy trong hầu hết các bài hát của tuyển tập này, được đặt tên chính nó: [/size][/justify]Ca khúc da vàng[justify][size=medium]. Tác giả dùng chữ [/size][/justify]vàng[justify][size=medium] này để kết hợp với nhiều chữ khác: [/size][/justify]da vàng[justify][size=medium] như trong tựa của tuyển tập, màu vàng luôn được nói về da hoặc da thịt vàng như trong bài hát mà ta vừa đề cập. Và trong mỗi trường hợp, Trịnh Công Sơn dùng từ này trong ý nghĩa là “người có da màu vàng”, có nghĩa là, “người Việt Nam”. Chúng ta phải chú ý về cách sử dụng chung chung của chữ “vàng” này, có ý là bao gồm hầu hết các dân tộc trong vùng Đông Nam Á. Nó được thể hiện trong bài hát của anh “Chúng ta phải chấm dứt chiến tranh vì, cả hai miền của chúng ta đều là dân tộc Việt Nam, với cùng một màu da”. Màu da vàng được sử dụng ở đây để kêu gọi sự đoàn kết.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Vì vậy, anh thể hiện:[/size][/justify]
[justify][size=medium]“(…) Người Việt nào da không vàng, mẹ Việt nào nhớ xác con” [/size][/justify](Ngày dài trên quê hương)
[justify][size=medium]“(…) Mẹ mong con chớ quên màu da, con chớ quên màu da nước Việt xưa[/size][/justify] (Gia tài của Mẹ)

[justify][size=medium]Thật vậy, với Trịnh Công Sơn chiến tranh Đông Dương lần hai hay là chiến tranh Việt Nam chỉ có khác là một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam với nhau chứ không phải là một cuộc chiến giữa người Mỹ và người Việt Nam. Những bài hát của anh không có từ nào ám chỉ về sự hiện diện của người Mỹ và cũng không có yêu sách nào về việc rút lui của Mỹ. Đó là một điểm phân biệt rõ ràng của những bài hát chống chiến tranh của những người khác, họ ví dụ cuộc chiến tranh này như một cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Trên thực tế, có sự im lặng quá mức về những người Mỹ mà sự hiện diện của họ là có thực, Trịnh Công Sơn quay lưng lại với họ và chối bỏ điều đó hoàn toàn. Và anh đã nói với đồng bào của mình là ngừng chiến tranh với họ. Vừa than vãn về cuộc nội chiến này cũng như là về nỗi ô nhục trong lịch sử của riêng đất nước anh, anh đã viết:[/size][/justify]

[justify][size=medium]“(…) Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của mẹ một bọn lai căng (…)”[/size][/justify](Gia tài của Mẹ)

[justify][size=medium]Ta thấy rõ rằng sau sự thống trị của Tàu và của thực dân Pháp, không phải là “sự xâm lược của Mỹ”, mà là từ [/size][/justify]nội chiến[justify][size=medium] như anh đã sử dụng. Với anh, trách nhiệm chính của sự tàn phá này là của chính những người Việt Nam, chứ không phải của người Mỹ. Ít ra, anh cũng đã ám chỉ điều đó trong bài hát này. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm của một người Việt Nam về cuộc chiến này, quan điểm khác biệt với những người bị ảnh hưởng bởi công luận quốc tế không tham dự vào cuộc chiến tranh tại chỗ. Và cuối cùng, sau sự rút lui của Mỹ, phải chăng chiến tranh đã không tiếp diễn giữa những người Việt Nam “da vàng”?[/size][/justify]

[justify][size=medium]Trong bài[/size][/justify] (Gia tài của Mẹ)[justify][size=medium] này, Trịnh Công Sơn đã chứng tỏ là một người theo chủ nghĩa quốc gia yêu nước trong ý nghĩa riêng của từ ngữ, hơn là người theo chủ nghĩa chủng tộc. Trung Quốc, Pháp và bọn lai căng là tất cả những yếu tố tiêu cực ở đây. Sự im lặng hoàn toàn của anh về người Mỹ cũng đã ám chỉ đến chủ nghĩa chủng tộc của anh. Và bài hát này đã bị nghiêm cấm không chỉ của chính phủ miền Nam Việt Nam mà còn của mặt trận dân tộc giải phóng, vì nó nói xấu những người Trung Quốc, thì chắc chắn không chấp nhận được vì họ chiến đấu với vũ khí của Trung Quốc trong tay…[/size][/justify]

[justify][size=medium]Bài hát [/size][/justify]Đại bác ru đêm[justify][size=medium] cho chúng ta thấy, ở vị trí thứ ba, sự tổng hợp của thành phố và của nông thôn. Người ta nói về điều này trước tiên là tiếng đại bác vang rền trong thành phố, vậy yếu tố thành thị đập vào người nghe đầu tiên. Nhưng trong phần điệp khúc chúng ta nhận thấy nguyên nhân của những tiếng động này, có nghĩa là sự tàn phá thật sự được gây ra do bom đạn, nông thôn, làng mạc bị đốt cháy hoàn toàn, cũng như ở thành thị nhiều người bị giết hại. Vì vậy toàn dân trong thành phố cũng như ở thôn làng đều cảm thấy bài hát này là của họ. Đó là một bài hát dành cho toàn thể nhân dân Việt Nam.[/size][/justify]

[justify][size=medium]Ở cuối nhạc phẩm này, có một từ thu hút sự chú ý ngay cả người nghe không hiểu rành tiếng Việt, đó là từ Claymore, chỉ một từ duy nhất có nguồn gốc Mỹ trong tất cả những bài hát của Trịnh Công Sơn. Đây là tên của một loại mìn sát thương M18A1, một trong những vũ khí gây chết người hàng loạt trong cuộc chiến này. Nó chứa đựng 700 viên bi bằng thép. Đặc biệt hiệu quả trong việc phục kích ở trong rừng. Ở thời kỳ này, người ta đã nói nhiều về vũ khí kinh khủng này. Như Trịnh Công Sơn đã miêu tả trong bài hát, người ta thường chất đầy xe tải mìn Claymore và chở đến một thành phố của kẻ thù để cho nổ chúng. Theo tác giả, hai quân đội đối kháng nhau đã sử dụng phương tiện tàn phá này. Còn những nạn nhân? Luôn là những người dân vô tội. Chỉ một từ này là nói lên sự có mặt của Mỹ, đã đạt được hiệu quả làm tăng tính hiện thực, một từ đã từng nổi tiếng một thời.[/size][/justify]
 
 
[justify][size=medium][/size][/justify]
 
 
 
Ảnh minh họa: pháo tự hành  M107 175mm - khẩu siêu pháo mà mình rất thích :D
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)