Tin tức - pháp luật 2012-02-21 05:00:58

CẢM ĐỘNG QUÁ, ĐÂU PHẢI BỆNH VIỆN NÀO CŨNG XẤU


[size=1]Cụ ông 73 tuổi đi vay nặng lãi để chữa bệnh cho vợ[/size] [size=2]Để cứu vợ bị suy tim nặng, ông Bá, 73 tuổi, Hà Tĩnh đã vét hết tiền trong nhà, vay họ hàng 30 triệu, thế chấp sổ đỏ được 25 triệu đồng, nhưng số tiền đó vẫn chưa thấm vào đâu. Cùng đường ông phải đi vay nặng lãi hơn 120 triệu đồng, dù biết lãi mẹ sẽ đẻ lãi con.[/size] Lấy nhau gần 50 năm, hai vợ ông Bá có được 4 người con (2 trai, 2 gái). Đến nay các con đều đã lập gia đình, những tưởng hai vợ chồng ông sẽ được nhàn nhã, hưởng tuổi già khi cuối đời. Tuy nhiên, gần 10 năm trở lại đây, vợ ông hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt không thở được, đau ngực, đi khám thì bác sĩ kết luận bị suy tim độ 2.

"Khi đó vẫn nhẹ, nên bà ấy còn cố được. Chứ 6 năm nay, bệnh tình nặng hơn, cứ ngất liên tục, mỗi lần như thế tôi lại đưa bà ấy lên bệnh viện huyện, tỉnh, rồi lại về. Ở đâu nghe nói có bác sĩ tim mạch là tôi lại đưa vợ đến nhưng bệnh vẫn không khỏi", ông Bá cho biết.

Sau 1-2 tuần nữa, bà Mười, vợ ông Bá có thể xuất viện. Ảnh: N.P.
Tháng 9 năm ngoái, đột nhiên vợ ông bị ngất, sùi bọt mép, gia đình vội vàng đưa đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Nhưng vì tình trạng nặng, bà được chuyển lên một bệnh viện lớn tại Hà Nội. Tại đây, các bác sĩ kết luận bà phải mổ để thay van tim nhưng họ không cho nhập viện mà chỉ cho thuốc uống, hết thuốc lại khám.

Lặn lội từ quê lên Hà Nội, thế mà suốt một tháng trời, vợ ông chỉ được điều trị ngoại trú. Nản quá, ông lại xin chuyển vợ sang Bệnh viện Tim Hà Nội và được cho nhập viện. Đến ngày 1/11 thì vợ ông được mổ để thay van ba lá.

Ông Nguyễn Văn Mão, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, bệnh nhân Mười đã 69 tuổi lại bị suy tim độ 4, rất nặng, vì thế mà nhiều nơi không dám mổ, cơ hội sống không cao. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn quyết định mổ, sau đó một tuần thì bệnh nhân không thở được, bị viêm phổi rất nặng. 1 tháng sau thì lại bị nhiễm trùng nấm ở phổi, nhiễm trùng máu do nấm, suy hô hấp, chưa kể bệnh nhân còn bị tiểu đường, cao huyết áp nên việc điều trị gặp vô vàn khó khăn.

"Trước Tết nhiều lần tưởng bệnh nhân không qua được, nhưng chúng tôi vẫn nấn ná vì thấy còn cơ may, nên giữ lại, dù việc điều trị đúng là quá tốn kém. Cũng biết gia đình bệnh nhân kinh tế đã kiệt quệ, khó có thể thanh toán viện phí cho bệnh viện nhưng điều quan trọng là cứ cứu sống bệnh nhân đã, còn tiền thì tính sau", ông Mão nói.

Số tiền đi vay gần 200 triệu, ông Bá cũng chưa biết sẽ trả như thế nào. Ảnh: N.P.
Bệnh viện cũng gọi ông Bá lên nói tình trạng vợ ông rất nặng, bây gờ 10 phần thì chết 7, chỉ còn 3 phần sống. Các bác sĩ nói "còn nước còn tát, ý kiến của gia đình thế nào?". Còn ông thì muốn xin cho vợ về vì kinh tế gia đình thực sự đã kiệt quệ.

"Bà ấy chết đi sống lại bao nhiêu lần cũng là bằng đấy lần gia đình xin cho về. Con gái tôi cũng đã 3 lần về quê để chuẩn bị lo hậu sự. Tôi không còn cách nào khác để vay được tiền nữa mà bà ấy thì chưa chắc đã sống, nên thương vợ lắm chứ nhưng tôi vẫn phải nuốt nước mắt làm đơn xin về", ông Bá nghẹn ngào nói.

Thậm chí ông còn tuyên bố "Nếu bà ấy chết ở đây, tôi bỏ tôi về vì gia đình không có tiền đưa về". Thế nhưng, bệnh viện vẫn giữ lại để cố cứu cho bằng được.

"Bác sĩ bảo lãnh đạo bệnh viện sẽ lo tất, kể cả nếu có loại thuốc gì mà cứu được bà dù có là tiền tỷ bằng mọi giá bệnh viện cũng bỏ tiền để cứu. Đây là trách nhiệm của bệnh viện, cứu sống được là điều mừng của lãnh đạo và bác sĩ", nghe những lời nói đó mà nước mắt ông lại rơi. Và rồi cứ hết lần này đến lần khác, cuối cùng hai vợ chồng ông cũng trụ lại được ở bệnh viện đến nay.

Từ ngày vợ ốm, ông cũng sụt mất 8 kg. Hằng ngày, ông ngủ trọ tại nhà trọ bệnh viện, mỗi ngày 50.000 đồng, một giường hai người. Tiền ăn thì vay cháu, vay các bệnh nhân khác, nhiều người thương nên cho tiền… 2 tháng gần đây thì có suất cơm miễn phí do bác sĩ xin hộ từ Bệnh viện K.

Vợ ông giờ đây đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Chân bà cũng không bị cưa do tắc mạch, hoại tử mà chỉ phải cắt 4 ngón và sửa lại ngón cái nên vẫn đi lại được. Ông mừng lắm vì 1-2 tuần nữa là vợ có thể xuất viện, nhưng ông cũng không biết mình phải trả nợ bằng cách nào. Có 4 người con thì 3 người chỉ làm ruộng, kinh tế đều khó khăn nên cũng không thể giúp được. Khoản vay nặng lãi hơn 120 triệu, rồi tiền vay ngân hàng, họ hàng chưa kể 400 triệu ký giấy nợ bệnh viện đang đè nặng lên vai đôi vai người đàn ông nghèo, giờ tóc đã bạc, mắt mờ, tay run.

"Số tiền nằm điều trị tại bệnh viện lên đến 500 triệu, gia đình đã đóng được 100 triệu, còn lại bệnh viện cho khất nợ. Nói là ký giấy nợ, nhưng không biết bao giờ bệnh nhân mới trả được. Điều may mắn là bệnh nhân đã sống", ông Nguyễn Văn Mão, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội chia sẻ.

Nam Phương


Độc giả quan tâm xin liên hệ ông Đặng Xuân Bá, chồng bệnh nhân Mười, xóm 8, xã Hương Trà, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, số điện thoại 0974088549. Tài khoản 05770407001065, Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà TP HCM, phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Hà Nội, chủ tài khoản Đặng Xuân Bá.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)