Các chuyên gia cho rằng cấm ở vỉa hè là rất khó vì việc bán bia “giống như văn hóa tiêu dùng” rồi - Ảnh: Đ.N.Thạch |
Nhiều hành vi bị xem là vi phạm pháp luật
|
Theo nhóm soạn thảo, sản xuất bia mà không theo quy hoạch sẽ gây lãng phí cho xã hội và cho nhà đầu tư; ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (gây khủng hoảng thừa); sản phẩm sản xuất không đúng tiêu chuẩn, sản phẩm giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, sản phẩm nhập lậu gây thất thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn chính đáng. Trong quá trình sử dụng, nếu người uống lạm dụng (uống quá mức, uống không đúng chỗ), các sản phẩm bia sẽ gây ra những tác hại cho người sử dụng và cho xã hội; uống quá nhiều bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người uống, mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội; uống nhiều bia khi lái xe là nguyên nhân gây nên tai nạn giao thông, uống bia trong giờ làm việc ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Đáng chú ý, tại điều 16 của dự thảo, Bộ Công thương đề xuất nhiều hành vi được xem là vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh bia. Cụ thể, sản xuất bia không có giấy phép sản xuất bia; Kinh doanh sản phẩm bia của cơ sở không có giấy phép sản xuất bia; Lưu thông, tiêu thụ các loại bia không ghi nhãn bao bì hoặc ghi nhãn không đúng quy định, không đăng ký bản công bố hợp quy, không đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật), không dán tem theo quy định của pháp luật…
“Cấm ở vỉa hè là rất khó”
|
Nhận xét về dự thảo này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng: “Một chính sách như thế này, theo tôi, nó không khác lắm so với các chính sách, dự thảo chính sách trước đây như dự thảo cấm bán bia rượu sau 20 giờ hay biển xe chẵn đi ngày chẵn, biển xe lẻ đi ngày lẻ, hay ngực lép không được lái xe…”.
“Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực cần phải tập trung xây dựng các chính sách để khắc phục những vấn đề mà người dân bức xúc, như các lĩnh vực an toàn giao thông, tình trạng ô nhiễm môi trường, tình trạng mất an toàn vệ sinh, thực phẩm… hằng ngày, hằng tháng làm cho hàng ngàn người thiệt mạng. Những cái quan trọng như vậy, người ta không tập trung nghiên cứu chính sách xây dựng để triển khai, xử lý những bất cập, lại đề ra những chính sách đâu đâu, xa vời thực tế”, ông Phú nói.
Cũng theo ông Phú, việc đưa ra những chính sách bất khả thi như vậy, có tính chất “giật cục, sự vụ, tiện đâu làm đấy” và nếu liên tục đưa ra chính sách bất hợp lý sẽ làm mất lòng tin của người dân vào chính sách, làm giảm hiệu quả của chính sách, một khi được ban hành. “Do đó, cơ quan ban hành cần cân nhắc khi soạn thảo và phải lấy ý kiến rộng rãi của người dân, doanh nghiệp, những người bị tác động của chính sách”, ông Phú nói.
Tăng thêm khoảng 3.150 tỉ đồng mỗi năm Theo Bộ Công thương, sau khi nghị định này có hiệu lực, thuế thu về cho ngân sách nhà nước ước tính sẽ tăng thêm khoảng 3.150 tỉ đồng mỗi năm. Phí để cấp giấy phép sản xuất bia ước tính tăng khoảng 3,5 tỉ đồng mỗi năm. Bộ Công thương đánh giá nghị định này sẽ có tác động lớn đến các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt là với xã hội. Ví dụ, nghị định sẽ góp phần hạn chế tình trạng phát triển tràn lan các cửa hàng kinh doanh sản phẩm bia; giảm tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn mà hệ lụy của nó đối với xã hội VN là bạo lực gia đình, gây mất an toàn trật tự xã hội và tai nạn giao thông đường bộ… |