Cải cách nhanh để không đối mặt với kiện chống phá giá07:21' 04/07/2008 (GMT+7) <b><font size="2"><img src="
http://vietnamnet.vn/common/v3/images/vietnamnet.gif" onload="NcodeImageResizer.createOn(this);"> - Chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cho rằng Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách bên trong để được công nhận là nền kinh tế thị trường, nếu không muốn đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá gia tăng thời gian tới. </font></b><br> <a href="
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200807/original/images1585549_0.jpg" target="_blank"><b><font size="2"><img src="
http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200807/original/images1585549_0.jpg" onload="NcodeImageResizer.createOn(this);"></font></b></a> <font size="2">Hội thảo về vấn đề liên ngành của Việt Nam sau khi gia nhập WTO tại Hà Nội. <i>Ảnh: XL</i></font><b><font size="2">Kiện chống bán phá giá có thể gia tăng</font></b><br> <font size="2">Đề cập tại cuộc hội thảo tại Hà Nội trong hai ngày 3 và 4/7 về một số vấn đề liên ngành của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp cảnh báo các vụ kiện chống bán phá giá do các nước nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam khởi xướng "<i>có thể tăng lên thời gian tới</i>".</font><br> <font size="2">Theo TS Adam McCarty, Viện Nghiên cứu kinh tế Mekong, trong bối cảnh vẫn bị cho là nền kinh tế phi thị trường, những vụ kiện chống bán phá giá như vậy sẽ là "thách thức lớn đối với Việt Nam". </font><br> <font size="2">"<i>Ngay cả tư cách thành viên WTO cũng không thể giúp gì trực tiếp cho Việt Nam</i>", TS Adam McCarty nhận định.</font><br> <font size="2">TS Adam McCarty, Viện Nghiên cứu kinh tế Mekong cho biết: "<i>WTO chỉ có thể phân xử các tranh chấp về chống phá giá, nhưng do WTO không có một định nghĩa về nền kinh tế phi thị trường chính xác là gì - và do vậy không có một phương pháp đo lường - làm cho WTO hoàn toàn bất lực trong việc giải quyết các cách tiếp cận tùy tiện và không minh bạch của các nước khởi kiện".</i></font><br> <font size="2">Với "thiệt thòi" như vậy, bà Chi Lan cho rằng Việt Nam chỉ còn cách "<i>đẩy nhanh cải cách bên trong để được quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trường</i>". </font><br> <b><font size="2"> "Đề phòng bị đánh lây" </font></b><br> <font size="2">Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, thực tế cho thấy có những sản phẩm hàng hóa bị khiếu kiện một cách bất ngờ </font> <font size="2">"<i>Chúng ta cần một nền kinh tế thị trường thực sự cho mình, có thể vận hành cùng thế giới, không chỉ là sự công nhận của một nước nào đó</i>".</font><br> <b><font size="2"> PGS.TS Trần Đình Thiên</font></b><br><font size="2">mà Việt Nam không hình dung trước nên cần nghiên cứu các vụ kiện tương tự như ở Trung Quốc để đề phòng trường hợp bị "đánh lây".</font><br> <font size="2">Theo quan sát của bà, có không ít trường hợp nước đi khiếu kiện do muốn nhằm vào những đối tác có lợi ích lớn hơn như Trung Quốc nhưng không thể kiện riêng Trung Quốc nên "đánh lây" cả các đối tác chỉ gây tổn hại nhỏ đối với nền sản xuất của họ. </font><br> <font size="2">Trong khi đó, ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Thương mại, Trưởng đoàn đám phán Việt Nam tại WTO cho rằng: "<i>Nhiều nước vẫn muốn lạm dụng chống bán phá giá để bảo vệ thị trường trong nước và làm méo mó thương mại toàn cầu</i>". </font><br> <font size="2">Từ câu chuyện của bị kiện chống bán phá giá những mặt hàng cá basa hay dệt may vừa qua, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chỉ ra: "Đ<i>iều cốt lõi nhất là Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách kinh tế, hoàn thiện hơn nữa thể chế thị trường, thực thi chính sách tự do hóa thương mại như đã cam kết, thúc đẩy môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh</i>". </font><br> <font size="2">Tuy nhiên, bà Lan cũng cho biết: "<i>Ngay cả khi được công nhận là nền kinh tế thị trường thì nguy cơ một số ngành sản xuất của Việt Nam bị áp đặt những quy chế phi thị trường vẫn có thể xảy ra, cho nên cần thận trong đàm phán thương mại với các đối tác</i>".</font><br> <font size="2">Tháng 5 năm 2007, các thành viên ASEAN đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ. </font><br> <font size="2">Trong khi đó, EU cho rằng Việt Nam có thể sẽ gặp rủi ro nếu được công nhận nền kinh tế thị trường sớm. </font><br> <font size="2">Mặc dù đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam tiếp tục bị coi là nền kinh tế phi thị trường.</font><br> <font size="2">Thời hạn quy định trên kéo dài trong 12 năm, cho đến ngày 31/12/2018. </font><br><font size="2">Thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nhiều ngành xuất khẩu, kể cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng như các doanh nghiệp khu vực tư nhân đều đã hoạt động trong điều kiện thị trường thực thụ. </font><br> <font size="2">Các ngành sản xuất của Việt Nam đã từng đề nghị được chỉ định là các ngành được định hướng thị trường nhưng cho đến nay chưa ngành nào thành công.</font><br> <font size="2">PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện Kinh tế Việt Nam thẳng thắn cho rằng quá trình "thị trường" ở Việt Nam đang diễn ra không đồng bộ, "khấp khểnh" và nỗ lực tiến tới nền kinh tế thị trường nhiều khi không được thúc đẩy thực sự tích cực. </font><br> <font size="2">Một cố vấn pháp lý của Dự án USAID Star nhận định còn nhiều việc phải làm để Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường. "<i>Cần cải thiện chính sách pháp lý, không phân biệt đối xử giữa khối doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài với quốc doanh, đẩy nhanh cổ phần hóa càng nhanh càng tốt để Việt Nam có thể thoát khỏi nền kinh tế phị thị trường</i>". </font><br> <font size="2">Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng đồng tình để hướng tới nền kinh tế thị trường, Việt Nam phải đảm bảo hệ thống luật pháp, chính sách và hành chính minh bạch, nhất quán, có trách nhiệm giải trình. Nhà nước cũng như doanh nghiệp cần tăng cường tính minh bạch, áp dụng tối đa các tập quán quốc tế đã được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong thương mại toàn cầu. </font><br> <font size="2">Theo bà Lan, điều này không chỉ giúp Việt Nam đối phó tốt hơn đối với quy chế kinh tế phi thị trường trong thời gian còn bị áp đặt mà quan trọng hơn, nó còn giúp Việt Nam "<i>tạo lập nền tảng vững chắc để phát triển bền vững</i>" trong tương lai.</font>