[justify]Màn hình[/justify]
[justify]Màn hình là bộ phận nhạy cảm nhất, do đó dễ bị hư hỏng nhất. Một số thao tác cơ bản khi dùng máy là không dùng ngón tay chọc vào màn hình. Hành động này có thể dẫn đến việc tạo những quần thâm đen trên màn hình. Thiết kế của màn hình theo chuẩn LCD có chứa những chất lỏng như thủy ngân nên phải hết sức cẩn thận nếu màn hình chẳng may bị vỡ.[/justify]
[justify]
[justify]Ngoài ra, trên những màn hình kém chất lượng thường xuất hiện những điểm chết màu xanh. Những điểm này không thể biến mất cũng như sửa chữa được. Do đó khi mua máy nên nhìn kỹ màn hình, nhất là khi khởi động để xem có xuất hiện điểm chết nào hay không.[/justify]
[justify]
[justify]Khi vệ sinh màn hình, dùng một tấm vải sạch (tránh dùng vải nhân tạo và ni lông có thể làm trầy) mở màn hình ra một góc lớn hơn 90°, rồi nhẹ nhàng lau từ trên xuống. Có thể chọn mua những phụ kiện rửa màn hình nhưng tuyệt đối không để bất cứ một chất lỏng nào chảy trên màn hình. Vải có thể thấm nước nhưng phải vắt khô, tránh để nước văng tung tóe, gây chập mạch điện.[/justify]
[justify]Bàn phím[/justify]
[justify]Bàn phím là nơi chúng ta thao tác nhiều nhất. Không giống như máy tính để bàn có một bàn phím rời, bàn phím trên laptop được giữ cố định nên rất khó vệ sinh cũng như sửa chữa. Khi đánh máy phải đánh nhẹ nhàng, tránh nhấn phím quá mạnh hay quá lâu. Về lâu có thể gây chai phím hoặc lún phím.[/justify]
[justify]
[justify]Khi mua laptop, nên kiểm tra bàn phím xem có nhạy hay không, những kí hiệu in có bị mờ gây khó đọc hay không. Thường thì sau một thời gian sử dụng, bàn phím sẽ bị bám bụi. Theo một cuộc nghiên cứu gần đây, bàn phím là nơi còn dơ hơn toilet! Đây là nơi tập hợp những mẩu vụn đồ ăn, da người, đôi khi côn trùng. Hầu hết chúng đều “khó trị”, bám trong những ngóc ngách phía dưới phím bấm, nên hầu như không thể vệ sinh. Tuy nhiên, có thể mua một số loại máy hút bụi mini USB để vệ sinh bàn phím. Nên dùng thường xuyên vì nếu bụi bám lâu ngày sẽ cản trở việc tiếp xúc giữa mạch điện và phím bấm, gây ra hiện tượng phím chết.[/justify]
[justify]
[justify]Hai bộ phận dễ bị bám bụi nhất là màn hình và bàn phím cách vệ sinh đã nói như trên. Thế còn những bộ phận khác? Đối với phần dưới thân máy, đừng nên mạo hiểm tháo máy ra để vệ sinh. Chúng cũng không dơ như màn hình và bàn phím, nên có thể yên tâm bỏ qua. Đối với pin, nên lau chùi phần tiếp xúc của pin và máy thường xuyên. Nếu 2 phần này bị bám bụi quá dày, có thể dẫn đến hiện tượng mau hết pin, hay pin sạc lâu đầy. Về lâu về dài việc chai pin là không thể tránh khỏi. Đối với một số laptop có camera, cũng nên lau chùi như cách vệ sinh với màn hình. Tuy nhiên phải hết sức nhẹ nhàng, vì camera còn nhạy cảm hơn cả màn hình.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, máy mau hư hỏng hay hoạt động bền bỉ hay không phụ thuộc phần lớn vào người sử dụng. Những lỗi cơ bản với chiếc máy tính xách tay, tuy nhỏ nhặt và hoàn toàn có thể tránh khỏi nhưng có thể khiến chúng ta tốn không ít thời gian để sửa chữa. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn một số kiến thức hữu ích để tránh những lỗi này, cũng như tạo một thói quen sử dụng đúng để chiếc laptop của bạn thật sự là người giúp việc đắc lực.[/justify]