Cứ đến mỗi kỳ thi, đặc biệt là trước kỳ thi cao học thì sinh viên tại nhiều trường đại học Trung Quốc bên cạnh việc thức khuya dậy sớm ôn bài, còn phải chuẩn bị tâm lý và sức lực sẵn sàng cho “trận chiến chiếm chỗ” đầy cam kho và khốc liệt.
Xí chỗ - không chỉ là xí chỗ
Không ai có thể phủ nhận Trung Quốc là một trong những đất nước đầu tư rất lớn cho giáo dục. Mỗi trường đại học của Trung Quốc đều “to rộng thênh thang” theo đúng nghĩa đen và học sinh sinh viên Trung Quốc cũng có truyền thống lên phòng học hoặc thư viện để ôn bài vào mỗi kỳ thi. Nhưng có lẽ do dân số quá đông, dù các trường đại học có to rộng đến mấy cũng vẫn xảy ra trình trạng “cung không đủ cầu” vào mỗi mùa thi. Những “thánh địa” ôn bài như thư viện, phòng đọc sách bỗng trở thành “trận địa” cho những cuộc chiến tranh dành xí chỗ.
Bởi vậy, sinh viên Trung Quốc đều phải thừa nhận rằng: Xí chỗ là một trong những hoạt động thường nhật thể hiện sự nỗ lực phấn đấu học tập và khả năng tranh cướp có hạn của mình mà ai ai cũng phải trải qua.
Cùng chia sẻ những “tuyệt chiêu xí chỗ”
Sau bao mùa “chinh chiến” và “nằm vùng”, rất nhiều sinh viên Trung Quốc đã tổng kết lại những tuyệt chiêu xí chỗ và coi đó như “bí kíp” để truyền lại cho lớp đàn em khóa sau kèm theo những bức ảnh minh họa vô cùng sống động:
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 480x604. |
“Đoàn kết chính là sức mạnh”
Xí chỗ tập thể từ trước tới nay vốn là thói quen hay bị chỉ trích, phương pháp xí chỗ “châu chấu” này được hình thành nên do những phòng ký túc không có giờ học thừa giờ chơi. Người được biệt phái đi xí chỗ được quyết định bằng oẳn tù tỳ hay cá cược trò gì đó. “Người trúng thưởng” này sẽ đảm nhận trách nhiệm xí chỗ cho tất cả những thành viên khác trong phòng. Anh ta (chị ta) sẽ mang theo rất nhiều sách vở, thậm chí là cả những thứ không liên quan tới đến học hành và lao như bay tới đích đến để hoàn thành sứ mệnh. Đích đến thường là cố định nhưng đôi khi gặp phải “quân du kích” khác tấn công trước và chiếm lĩnh thánh địa thì phải lập tức liên lạc với phe đồng minh, sử lý linh hoạt…Nếu thường xuyên tham gia hoạt động này sẽ tiết kiệm thời gian một cách hiệu quả, bồi dưỡng tinh thần làm việc theo nhóm, sau này có khả năng làm việc tập thể cao.
(Tác dụng phụ: dễ từ đó mà nhiễm thói bài bạc, cá độ, một mình hành sự áp lực tâm lý nặng nề, ức chế)
"Nam nữ phối hợp, không biết mệt mỏi là chi”
Đây là hoạt động mà nhân gian rất mãn ý, thông thường sẽ do một nữ sinh cảm thấy cuộc sống vô vị phát động, đề nghị một nam sinh có vẻ ngoài đạt tiêu chuẩn ISO đứng lên xí chỗ và cùng nhau ôn thi một cách hết sức thuận lợi. Thân sỹ này đều phải đưa đón nữ sinh chu đáo mỗi lần đi ôn bài, sau N lần giao thoa ánh mắt, rủ rì rù rì trao đổi hướng dẫn thì đến ngay cả “đầu đất” cũng sẽ được khai sáng… Có được những lời khẩn cầu đáng thương của nữ sinh, đến cả những nam sinh yếu ớt cũng sẽ phải dốc hết cái tôi huy hoàng của mình ra. Một loạt những chuyện sinh hoạt thường nhật sẽ nảy sinh xoay quanh chuyện ôn bài, đây chính là động lực mà phái dậy sớm và phái đoàn kết không bao giờ có thể đạt được.
(Tác dụng phụ: những việc trần tục khó dự liệu, biết đâu gặp chàng nào nàng nào long lanh hơn sẽ có khả năng vọt mất, dễ rơi vào ải mỹ nữ hoặc mỹ nam lợi dụng để lại di chứng uất hận, mất niềm tin với đời)
“Du kích tác chiến”
Phái này phải có khả năng trở thành “u hồn” nơi phòng học, ngày ngày đi lại bâng quơ không đích đến quanh những nơi có thể xí chỗ. Trạng thái bất cần, hình dạng sa đọa, thoắt ẩn thoắt hiện giống ma quỷ trong từng ngóc ngách trường học. Hành động như gió, ngồi như đồng hồ, lúc nào cũng kè kè bên người tài liệu sách vở, ví dụ như: vở ghi chép nhàu nhĩ, PSP2, iphone… bên trong có lưu trữ mọi chi tiết bài giảng, trò chơi điện tử, hình ảnh giải trí… gặp chỗ nào sà vào chỗ đấy, ra ngoài lượn lờ chỉ để bảo vệ thị lực, thư giãn con ngươi. Cũng có thể mang theo vũ khí như gạch chẳng hạn để xí chỗ mỗi khi đánh du kích.
(Tác dụng phụ: không được phát ra tiếng động khi hành sự, dễ bị quần chúng soi mói thị phi)
- “Sức mạnh của tổng tấn công”
Theo sự thức tỉnh ý thức của đồng đội, sức mạnh tổng tấn công được thực hiện bởi số đông đổ bộ vào cùng một lúc xí chỗ, mỗi người một tay một chân hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ như: có đội mang khăn quàng cổ ra dải một lúc vài chỗ ngồi, ngay hôm sau đã có đội khác mang hẳn cuốn giấy vệ sinh dải dọc cả vài dãy bàn. Choáng ngợp!
(Tác dụng phụ: tổng tấn công mạnh quá dễ mất vũ khí vì gây chướng tai gai mắt cho quần chúng, lực lượng đông dễ gây ồn ào cười đùa nhiều hơn học)
Sự hài hước và hóm hỉnh trong từng hình ảnh, từng “kế sách xí chỗ” tuy là những kỉ niệm mãi mãi không thể nào quên thủa cắp sách tới trường nhưng bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy hiện tượng “thiếu thốn cơ sở vật chất” trong ngành giáo dục đang tồn tại tại rất nhiều quốc gia Châu Á.