Tin tức - pháp luật 2012-08-25 05:58:02

Các chiến hạm của Việt Nam đã có và sẽ có


[size=2]
[/size][indent]

[/indent][indent]VN mới có 2 tàu ngầm lớp Yugo của CHDCND Triều Tiên

Hôm (27/4), Nhật báo doanh nghiệp Kommersant của Nga đưa tin, công ty đóng tàu Admiralty Shipyards thuộc thành phố St. Petersburg của nước này sẽ chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng kilo cho Việt Nam.

Nhật báo trích lời ông Vladimir Aleksandrov – Tổng Giám đốc công ty Admiralty Shipyards – cho hay, nhà xuất khẩu vũ khí quốc doanh Nga Rosoboronexport đã kí hợp đồng với một chính phủ nước ngoài và công ty đóng tàu Admiralty Shipyards đã được chọn để thực hiện hợp đồng này.
Nguồn tin từ Rosoboronexport sau đó đã xác nhận việc Nga và Việt Nam đã đàm phán một hợp đồng chế tạo 6 tàu ngầm điện diesel hạng Kilo trị giá 1,8 tỉ USD để giao cho hải quân Việt Nam trong vòng một năm.
Hiện công ty Admiralty Shipyards đang chế tạo 2 tàu ngầm hạng Kilo cho Algeria, dự kiến sẽ giao vào năm 2009 và 2010.
Tàu ngầm hạng Kilo có biệt danh là “Lỗ đen” vì khả năng tránh bị phát hiện, được coi là loại tàu ngầm điện diesel ít gây tiếng ồn nhất trong khi hoạt động.
Tàu được thiết kế cho các chiến dịch chống tàu ngầm và tàu nổi trên mặt nước, cũng như cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Tàu ngầm hạng Kilo có độ chiếm nước 2.300 tấn, độ lặn sâu tối đa 350m, tầm xa 6.000 hải lý và yêu cầu đoàn thủy thủ 57 người. Chúng được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm.


—————————————-

————————————


Tàu chiến Petya Việt Nam mua từ thời Liên Xô
———————————————
Tàu hộ tống lớp Petya-II


Độ giãn nước: 1,077 tấn
Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.85 mét
Sức đẩy: 3 trục; 6,000 bhp; 2 động cơ đẩy gas turbines 30,000 shp; 29 hải lý/
giờ
Thủy thủ đoàn: 92
Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D
Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 2
giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL
Nguồn gốc: Khu trục hạm cỡ nhỏ của Liên Xô, chuyển giao cho Việt Nam.
Nơi sản xuất: Yantar Zavod, Kaliningrad, Russia.
————————————————-
Tàu tuần tiễu lớp Petya-III

Độ giãn nước: 1,040 tấn
Kích thước: 81.8 x 9.2 x 2.72 mét
Sức đẩy: 3 trục; 1 cruise diesel, 6,000 bhp; 2 boost gas turbines, 30,000 shp;
29 hải lý/ giờ
Thủy thủ đoàn: 92
Radar: Fut-N/Strut Curve 2-D air search
Sonar: Titan hull mounted MF
EW: Bizan-4B suite with Watch intercept
Vũ khí: 2 tháp pháo với súng 2 nòng 76.2mm, 3 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, 4
giàn phóng rócket RBU-6000 ASW RL
Nguồn gốc: tàu tuần tiễu xuất khẩu của Nga, Việt Nam nhận năm 1978. Việt Nam
hiện có 2 chiếc HQ-09, HQ-11.


Petya là tàu khu trục cỡ nhỏ do Liên Xô chế tạo với chức năng chính là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tổng cộng có khoảng 45 chiếc được chế tạo và sử dụng tại Liên Xô, trong đó có 18 Petya-I, 27 chiếc Petya-II. Phiên bản Petya-III dành cho xuất khẩu.
Việt Nam nhận 3 chiếc Petya-II đã qua sử dụng của Liên Xô và sau đó là 2 chiếc Petya-III vào năm 1978
Petya được thiết kế theo kiểu cổ điển từ thời chiến tranh thế giới thứ 2, mặc dù thời điểm nó sinh ra là vào thập niên 60, có lẽ do Petya không phải là lực lượng chiến đấu xung kích trong hải quân Xo Viết. Nhiệm vụ chính của Petya là tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Tuy nhiên khả năng chống ngầm của Petya cũng còn hạn chế.

Vũ khí
Petya-III có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.


Khả năng phòng thủ cũng như chiến đấu của Petya rất hạn chế vì tất cả hỏa lực của nó điều là hỏa lực trực tiếp có tầm xạ kích hiệu quả dưới 10 km, trong khi đó các tàu chiến hiện tại đều dùng hỏa tiễn hải đối hải với tầm bắn lên đến hàng trăm km. Tốc độ của Petya khá chậm 29 hải lý/giờ. Tuy nhiên với điều kiện kinh phí cho hải quân còn thấp, Việt Nam vẫn duy trì hạm đội Petya, nhưng với chức năng phòng thủ các cảng sông mà thôi.
——————————————-
Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500


Độ giãn nước: 517 tấn
Kích thước: 62 x 11 x 2.5 mét/203.4 x 36 x 8.2 feet
Sức đẩy: 2 động cơ diesel, 2 waterjets, 19,600 bhp, 32 hải lý/ giờ
Thủy thủ đoàn: 28
Radar: Positiv-E/Cross Dome air/surf search
EW: 2 PK-16 decoy
Vũ khí: 8 hỏa tiễn Kh-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, 1 súng phòng không 30 mm,
2 súng 12.7 mm MG
Nguồn gốc: Nga thiết kế, được đóng tại Việt Nam

————————————–
Khu trục hạm Gepard

Dài 102m, trọng tải 1,900 tấn, tốc độ 26 knots, trang bị 8 hỏa tiễn SSN-25, có từ một tới ba đai bác 76 ly, bốn ống phóng thủy lôi và có khả năng tránh radar sẽ là một đối thủ đáng gờm cho các hạm đội các nước khác trong khu vực).
————————————–
Tàu tên lửa lớp Osa-II
Độ giãn nước: 226 tấn

Kích thước: 38.6 x 7.6 x 2 mét

Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 35 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 28

Vũ khí: 4 hỏa tiễn SS-N-2B Styx SSM, 2 dual 30 mm

Nguồn gốc: Liên xô sản xuất, 8 chiếc được giao trong năm 1979-81.



—————————————
Tàu phóng lôi lớp Turya
Độ giãn nước: 250 tấn

Kích thước: 39.6 x 7.6 x 2 mét

Kích thước: 39.6 x 9.6 x 4 mét

Sức đẩy: 3 động cơ diesel, 3 trục, 15,000 bhp, 37 hải lý/ giờ

Thủy thủ đoàn: 26

Sonar: Rat Tail dipping

Vũ khí: 1 tháp pháo gắn súng 2 nòng 57mm/70cal AA, 1 súng 2 nòng 25 mm, 4 ống
phóng ngư lôi 21 inch

Nguồn gốc: Liên Xô sản xuất giao năm 1984.
Nơi sản xuất: Vladivostokskiy Sudostroitel’niy Zavod, Vladivostok, Russia.

———————
và một số tàu khác:






CÒN ĐÂY LÀ CHIẾC CHIẾN HẠM ĐINH TIÊN HOÀNG

[/indent][indent]Là chiến hạm hiện đại bậc nhất trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam, chiếnhạm Đinh Tiên Hoàng sở hữu hệ thống vũ khí có uy lực tương đối mạnh.






[size=4]Thượng tầng cấu trúc của Gepard Đinh Tiên Hoàng là các hệ thống radar phòng không, đối hải.[/size]


[size=4]Hệ thống radar này sẽ phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển từ xa để đưa ra cảnh báo, đồng thời cung cấp các tham số cho các hệ thống vũ khí của chiến hạm tiêu diệt mục tiêu như hệ thống phòng không Palma, hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630…[/size]


[size=4]Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể chống trực thăng, máy bay, tên lửa hành trình chống hạm. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).[/size]


[size=4]Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 giây. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.[/size]


[size=4]Pháo hạm đa năng AK-176M, được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không, đối hải.[/size]

[size=4]Đối tượng của AK-76M là các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp[/size]

[size=4]Pháo bắn nhanh AK-630 gồm 6 nòng cỡ 30mm, có tốc độ khai hỏa lên tới 6.000 phát/phút. AK-630 là \"lá chắn\" cuối cùng của Gepard, được sử dụng trong trường hợp hệ thống Palma không tiêu diệt hết các tên lửa diệt hạm đe dọa Gepard.[/size]

[size=4]Vũ khí uy lực nhất của Gepard Đinh Tiên Hoàng là hệ thống tên lửa diệt hạm Uran E. Tên lửa sử dụng trong hệ thống Uran E là loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối, có chiều dài 4,2m; đường kính 0,42m, trọng lượng 630kg, đầu đạn 145kg, tầm bắn 5-130km, tốc độ tối đa Mach 0,9, (tốc độ cận âm).[/size]


[/indent]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)