Nhân vật chính trong bộ phim "Hàm cá mập" của đạo diễn Steven Spielberg từ lâu vẫn là nỗi ám ảnh với những người đi biển và trở thành quái vật của biển khơi bởi chiếc hàm ấn tượng của nó. Nhưng có nhiều sự thật về loài sinh vật này mà chúng ta chưa được biết rõ.
> Hình ảnh cá mập trắng săn hải cẩu
|
Cá mập trắng thường tấn công dữ dội con mồi trước tiên và chờ cho nạn nhân yếu dần đi rồi mới xơi thịt. |
|
Sách kỷ lục Guinness thế giới đã ghi nhận 2 con cá mập trắng lớn nhất từng được bắt, gồm một con dài 11 m tại vùng nước phía nam Australia vào những năm 1870, và một con dài 11,3 m bị mắc bẫy tại New Brunswick, Canada, vào khoảng năm 1930. |
|
Nhiều tai nạn chết người xảy ra là do cá mập tưởng bóng nạn nhân bơi phía trên mặt nước là hải cẩu. Nhiều chuyên gia cho rằng, thực chất cá mập không hề thích xơi thịt người. |
|
Cá mập trắng, giống nhiều loài cá mập khác, có nhiều hàm răng nằm phía sau hàm chính, giúp chúng thay thế răng gãy dễ dàng. Khi cắn được con mồi, chúng sẽ lắc lư đầu thật mạnh và hàm răng sẽ trở thành một chiếc cưa xé nát nạn nhân. Chúng thường nuốt răng gẫy cùng với những tảng thịt được xé. |
|
Trong khi cá mập trắng vẫn được coi là nỗi kinh hoàng của con người, thì về cơ bản, chúng không coi con người là mục tiêu săn mồi. Nhiều tai nạn xảy ra có thể là do con vật bị kích động hoặc xuất phát từ sự hiếu kỳ. Chúng cũng thường cắn thử những miếng bọt biển, vật nổi lềnh bềnh trên mặt nước… để xem cảm giác như thế nào. |
|
Cá mập trắng có thêm một giác quan giúp chúng phát hiện những từ trường phát ra từ sinh vật sống. Mỗi khi một sinh vật sống di chuyển qua, nó sẽ phát ra một từ trường, và cá mập trắng có thể nhanh chóng phát hiện ra dù chỉ bằng một phần tỷ volt. |
|
Theo Trung tâm nghiên cứu cá mập Canada, con cá mập trắng lớn nhất được đo đạc chính xác là một con cái bị bắt năm 1988 ngoài khơi đảo Prince Edward, Canada, và có chiều dài 6,1 m. |
M.T. (theo Pravda)