Chuyện shock 2008-11-27 09:11:34

Cá chui vào trong "cậu nhỏ" :|:|:-s




Các bác sĩ điều trị cho một cậu bé 14 tuổi đến từ Ấn Độ bị sốc khi phát hiện một con cá dài 2 cm “chui” vào lỗ tiểu và đi lên bàng quang.

Bệnh nhân báo cáo với bệnh viện về hiện tượng đái rắt, buốt và lập đi lập lại sau mỗi 24 tiếng.

Thông tin chi tiết về ca bệnh này được đăng trên tờ The Internet Journal of Urology (Tạp chí tiết niệu học online) tiết lộ bệnh nhân tuyên bố rằng con cá đã “chui” vào lỗ tiểu trong khi cậu thay nước hồ cá.



Con cá tự chui hay bị nhét vào?
Các tác giả của bài báo, giáo sư G. Vezhaventhan và giáo sư R. Jeyaraman viết rằng: “Trong khi chùi rửa hồ, cậu bé nắm con cá trong tay rồi vào toa lét đi tiểu. Trong khi đang tiểu, con cá trượt khỏi tay và chui tọt vào lỗ tiểu, sau đó cậu bé bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh như mô tả ở trên. Cậu bé hoàn toàn bình thường và không hề có tiền sử bệnh lý tâm thần”.

Gắp cá
Chụp X quang không có kết quả, nhưng siêu âm kiểm tra vùng bụng cho thấy bàng quang căng đầy và một “vật thể nhỏ”, chứng tỏ có một vật thể lạ bên trong bàng quang.

Sau đó Vezhaventhan và Jeyaraman sử dụng kỹ thuật nội soi luồn một cái kẹp vào đường tiểu. Không may, con cá quá trơn nên không thể gắp được vì vậy họ thay thế bằng dụng cụ thông tiểu cứng thường dùng trong các trường hợp gắp sỏi bàng quang.

Con cá họ gắp ra, mà chúng tôi tin là một con betta nhỏ, có chiều dài khoảng 2 cm, rộng 1.5 cm.



Vật thể lạ
Vezhaventhan và Jeyaraman báo cáo rằng, trước đây có một loạt các trường hợp vật thể lạ được lấy ra khỏi dương vật và ống tiểu. Tuy nhiên các tác giả cho rằng trường hợp này là bằng chứng y học được ghi nhận đầu tiên về việc cá bơi ngược ống tiểu, qua lớp cơ vòng và đi vào bàng quang.

“ Những vật thể lạ thâm nhập vào cơ thể thông qua việc thủ dâm, tâm thần, trị liệu hay những nguyên nhân không xác định khác của bệnh nhân”

“Đa số bệnh nhân quá xấu hổ để thú nhận họ đã nhét hay áp các vật thể và thường chỉ chấp nhận nhập viện một khi vấn đề gây ra bởi các vật thể lạ trở nên nghiêm trọng như đái rắt, xuất huyết, đau đớn hay sưng, vỡ mạch máu hay áp xe. Trường hợp của chúng ta là một trường hợp rất đặc biệt”.

Sau khi con cá được lấy ra, các triệu chứng bệnh biến mất, nhưng cậu bé vẫn được gửi đi kiểm tra tâm lý một cách thường xuyên.

Ghi chú (VNRD)
Các bác sĩ có vẻ không tin cậu bé này vì vậy mà họ gửi cậu đi kiểm tra tâm lý định kỳ. Đây là một bài học cho tất cả các bạn chơi cá betta nhất là thành viên Little Betta! Như thường nói “xin đừng đùa với lửa” thì trong trường hợp này đó là “xin đừng đùa với cá betta”
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)