Nhiều nghiên cứu đã xác định sự hoài niệm về quá khứ như một nguồn lực tâm lý quan trọng. Khi con người suy ngẫm về quá khứ, họ nhớ về những kinh nghiệm sống yêu thương bao gồm những người gần gũi (bạn bè, gia đình, người yêu). Kết quả là, việc thăm lại những kinh nghiệm trong quá khứ đó đóng góp tích cực vào sự thoả mãn tinh thần: hoài niệm quá khứ có xu hướng làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, được yêu thương, đầy ý nghĩa và lạc quan.
Những nghiên cứu mà tôi thực hiện cho thấy khi con người cảm thấy cuộc sống của họ thiếu ý nghĩa hoặc mục đích, thì hoài niệm về quá khứ phục hồi lại những nhận thức về ý nghĩa sống, và nâng cao súc khoẻ tinh thần. Sự hoài niệm quá khứ trấn an con người rằng cuộc đời họ từng đầy ắp những kinh nghiệm ý nghĩa.
Một loạt nghiên cứu gần đây do tiến sỹ Wijnand A P van Tilburg dẫn đầu, ở trường đại học Southampton, nêu bật sức mạnh tạo ra-ý nghĩa của sự hoài niệm quá khứ. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu xem xét khả năng chống lại buồn chán của sự hoài niệm quá khứ. Các nghiên cứu chỉ ra, sự buồn chán truyền cảm hứng cho con người tìm kiếm ý nghĩa sống. Khi con người buồn chán, họ bị thúc đẩy tìm kiếm những cơ hội để dấn thân vào những hoạt động ý nghĩa hơn hoặc đem lại phần thưởng cá nhân. Nghiên cứu đã chứng tỏ rằng con người thấy sự hoài niệm quá khứ là một hoạt động ý nghĩa. van Tilburg và nhóm nghiên cứu cho rằng sự buồn chán sẽ làm tăng cuộc tìm kiếm ý nghĩa sống, đến lượt nó làm tăng sự hoài niệm quá khứ.
Và đây chính xác là thứ họ đã phát hiện ra. Khi những người tham gia nghiên cứu thông báo về các mức độ buồn chán cao hoặc họ được nhà nghiên cứu giao cho một nhiệm vụ gây buồn chán, thì họ đạt số điểm cao hơn trong một bảng hỏi đánh giá về khao khát tìm kiếm ý nghĩa sống. Họ cũng đạt số điểm cao hơn trong những bài đánh giá về hoài niệm quá khứ và một bài đánh giá sau đó về sự nhận thức ý nghĩa cuộc sống. Tức là, sau khi hoàn thành một nhiệm vụ buồn chán, những người tham gia trở nên hoài niệm về quá khứ nhiều hơn và điều này làm tăng sự hoài niệm quá khứ đi cùng với sự tăng lên của nhận thức về ý nghĩa cuộc sống. Sự hoài niệm quá khứ chống lại những tác động của sự buồn chán lên ý nghĩa sống. Sự buồn chán làm giảm ý nghĩa sống và hoài niệm quá khứ phục hồi nó.
Nghiên cứu này nêu bật một cách mà sự hoài niệm về quá khứ góp phần vào chức năng tâm lý thích nghi. Đôi lúc cuộc sống thật buồn chán. Cuộc sống không thể là một bữa tiệc mỗi ngày. Tuy nhiên, hoài niệm về quá khứ nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta từng có những kinh nghiệm sống hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Và những điều nhắc nhở đó là quan trọng vì chúng cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể sẽ có những kiểu kinh nghiệm đó lại lần nữa trong tương lai. Sự hoài niệm về quá khứ không chỉ nói về việc đi thăm lại một quá khứ ý nghĩa. Lịch sử có xu hướng lặp lại chính nó. Sự hoài niệm quá khứ nhắc chúng ta về sự thật này và do đó cho chúng ta biết là sự buồn chán trong hiện tại sẽ không kéo dài mãi mãi. Theo cách này, bằng cách tập trung vào quá khứ, sự hoài niệm về quá khứ đem lại cho chúng ta một thứ gì đó để mong đợi ở tương lai.
Nguồn
Yeutamly.com