[size=6]Khi phẫu thuật xong bác sĩ có gọi anh T. vào để nhìn dị vật trong bụng con. Lúc ấy, anh T. không thể nào tin được một cuộn tóc to như vậy lại nằm trong bụng của con mình bấy lâu nay.[/size]
[justify]Khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện trong bụng bé gái 5 tuổi chứa một khối u. Sau khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ mới biết đó là một búi tóc nặng 200g. Qua trò chuyện với bé, các bác sĩ phát hiện bé mắc triệu chứng bệnh tự bứt tóc “để ăn”. Các bác sĩ tại bệnh viện khẳng định đây hiện tượng bệnh “lạ” rất hiếm gặp.[/justify]
[justify]Búi tóc 200g trong dạ dày trẻ
Để tìm hiểu thực hư về vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với gia đình của cháu bé và các bác sĩ trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân nhi nói trên.
Trao đổi với chúng tôi, anh L.T.T. (bố của N.) cho biết: “Mấy ngày trước khi đến bệnh viện, cháu N. có biểu hiện cứ ăn vào là ói. Không chỉ vậy, cháu tỏ ra mệt mỏi, xanh xao. Tưởng cháu bị rối loạn tiêu hóa, vợ chồng tôi chạy ra tiệm thuốc Tây mua thuốc về cho cháu uống nhưng vẫn không thấy bệnh tình thuyên giảm.
Một hôm, khi cháu đang nằm ngủ, tôi phát hiện bụng cháu có một cục rất lạ. Tưởng cháu bị giun sán, tôi lấy tay sờ vào thì cảm thấy cái cục này rất cứng và chạy qua, chạy lại. Thấy vậy, vợ chồng tôi mới nhanh chóng đưa cháu vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 để thăm khám”.[/justify]
[justify]Bác sĩ Nguyên Minh Ngọc, Phó khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Đồng 2) cho biết: “Cháu N. được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng có một khối u to ở vùng bụng. Theo chẩn đoán ban đầu của chúng tôi, khối u này chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, sút cân, kém ăn, hay ọc ói.
Qua hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, chúng tôi được biết cháu có thói quen bứt tóc nhai. Đồng thời, lúc này chúng tôi cũng nhìn thấy tóc trên đầu của bé rất xơ xác, gần như trụi phân nửa”.
Ngay sau đó, cháu N. được đưa đi nội soi và đúng như những chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ phát hiện trong dạ dày của bé có rất nhiều tóc. Điều đáng nói là tóc đã bện thành một búi to, kích thước khá lớn, chiếm gần hết 1/3 dạ dày của bé.
Do búi tóc trong bụng bệnh nhi này quá lớn không thể lấy qua nội soi nên bé được mổ mở, xẻ dạ dày và lấy ra một búi tóc nặng khoảng 200g. Sau hai mươi ngày phẫu thuật và điều trị, tình trạng sức khỏe của cháu bé đã ổn định, ăn uống tốt và được các chuyên gia tâm lý tư vấn thêm.
Ăn tóc là biểu hiện của sự cô đơn
Trả lời về vấn đề này, anh T. cho hay: “Vợ chồng tôi rất cưng con nên từ khi cháu mới chào đời đã theo dõi và chăm sóc cháu rất cẩn thận. Cho đến khi cháu được hơn một tuổi, chúng tôi phát hiện N. có hiểu hiện rất kì lạ là cứ bứt tóc trên mang tai để ăn.
Mỗi lần như thế, tôi thường nói những lời hăm dọa nên cháu sợ không dám ăn nữa. Tuy nhiên, sau một vài lần theo dõi, tôi thấy cháu vẫn lượm lặt những cọng tóc dưới nền nhà hoặc trong lược để ăn mỗi khi không có mặt bố mẹ”.
Theo anh T., để phát hiện cháu có ăn tóc hay không, anh thường theo dõi việc đại tiện của cháu hàng ngày. Nhiều bữa, anh T. phát hiện rất nhiều cọng tóc đi ra từ trong dạ dày của cháu. Cứ thế, đến năm cháu 2 tuổi, anh T. thấy tóc trên hai mang tai của cháu trụi dần nhưng không nghĩ là do cháu bứt tóc của mình ăn nhiều như vậy.
Sau này, khi cháu lớn dần thì hiện tượng đi ngoài ra tóc ko còn xảy ra nữa nên không ai nghĩ rằng những cọng tóc ấy lại bện chặt và tạo thành một búi to đến thế. Khi các bác sĩ phẫu thuật xong có gọi anh T. vào để nhìn dị vật trong bụng của con mình. Lúc ấy, anh T. hốt hoảng và không thể nào tin được một cuộn tóc to như vậy lại nằm trong bụng của con mình bấy lâu nay.
Anh T. còn cho biết thêm: “Sau ca phẫu thuật, cháu đã ăn uống và vui chơi bình thường trở lại. Theo kết quả theo dõi hàng ngày của chúng tôi, cháu N. không còn bứt tóc ăn nữa. Mặt khác, chúng tôi vẫn có lời hăm dọa để cháu không tái diễn biểu hiện trước đã ảnh hưởng không ít đến sức khỏe. Rất may, cháu cũng là đứa con ngoan, biết nghe lời, sợ phải đi bệnh viện nên cháu không dám bứt tóc để ăn nữa.
Điều tôi cảm thấy lo lắng nhất là không biết cháu có vấn đề gì về tâm lí giống như nhiều người bàn tán hay không. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, đường xá lại xa xôi nên vợ chồng tôi vẫn chưa có điều kiện để đem cháu đến các chuyên gia tâm lí nhờ tư vấn theo sự hướng dẫn của các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2”.
Giải thích về hiện tượng ăn tóc ở trẻ, bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Trường hợp bệnh nhi ăn tóc ở khoa Tiêu hóa cũng hay gặp nhưng nhiều như trường hợp của cháu N. thì khá hiếm. Các trường hợp ăn tóc ngoài việc có thể liên quan đến một bệnh về tâm thần khá hiếm gặp, gọi là trichotillomania (chứng giật tóc).
Căn bệnh này thường xảy ra ở bé gái. Phần lớn việc ăn tóc là một biểu hiện của sự cô đơn nơi trẻ nhỏ, thiếu sự chăm lo chăm sóc của người lớn. Qua trường hợp này, chúng tôi cũng rất mong các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý hơn nữa các biểu hiện lạ xảy ra với con mình để có hướng xử lí thích hợp. Vì nếu để tình trạng này xảy ra quá lâu mà không được điều trị thì rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ”.
Có truyền thống… ăn tóc?
Anh L.T.T. (bố cháu N.) tâm sự: “Căn bệnh của cháu N. rất giống với người cậu thứ tư (anh trai của mẹ cháu N.). Lúc còn nhỏ, cậu của cháu cũng bứt tóc ăn nhưng chỉ cắn gốc tóc rồi bỏ ngọn. Sau đó bố vợ tôi đã cạo trọc đầu của cậu ấy để hạn chế việc bứt tóc ăn. Cho đến bây giờ, cậu cháu đã có gia đình nhưng không còn biểu hiện ăn tóc nữa mà ngược lại cậu ấy rất khỏe mạnh”.[/justify]