[justify]Hình ảnh đó - cùng với một loạt ảnh về những con tê giác đã bị cắt sừng đã giúp ông giành được giải nhì tại cuộc thi Nhiếp ảnh động vật trong môi trường hoang dã Veolia dành cho báo chí năm nay.[/justify]
[justify]Stirton nhận xét, bức ảnh - được chụp trong một chuyến đi đến Việt Nam - là một minh chứng cho sự xung đột giữa các nền văn hóa. “Săn trộm tê giác chỉ là một triệu chứng của căn bệnh trầm kha về các nguồn tài nguyên không bền vững. Dân số loài người đang phình ra và nhu cầu về tài nguyên không thể được đáp ứng mãi mãi. Niềm tin về giá trị của sừng tê giác có một căn nguyên văn hóa sâu xa. Chúng ta cần tôn trọng điều đó và cố gắng tìm hiểu để có thể tìm ra giải pháp dành cho nó", Stirton chia sẻ.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]
Bức ảnh người phụ nữ mài sừng tê giác của Brent Stirton.
[/justify][justify]Theo Stirton, không thể lấy yếu tố văn hóa để biện minh cho việc thu lời bất chính từ những người bị bệnh bằng công dụng “thần dược” hoang đường của sừng tê giác.[/justify]
[justify]Để chụp được bức ảnh hiếm có, Stirton và nhà báo Peter Gwin đã phải lập kế hoạch ít nhất sáu tuần trước khi họ đến Việt Nam. Họ đã tìm hiểu cặn kẽ các thông tin trên mạng để tìm được đối tượng phù hợp.[/justify]
[justify]Sở hữu sừng tê giác là điều bất hợp pháp tại Việt Nam. Stirton cho biết, ông đã phải tiến hành các bước thu thập thông tin một cách rất cẩn trọng.[/justify]
[justify]Vào vai một người ngoại quốc đang tìm sừng tê giác thông qua internet, sự kiên trì của Stirton đã có kết quả.[/justify]
[justify]Từ một người đang gạ bán nửa chiếc sừng tê giác cho ông, Stirton đã dò hỏi ra thông tin về người phụ nữ đã mua nửa chiếc sừng còn lại từ người này. Ông đã tìm đến người phụ nữ với yêu cầu chỉ dẫn cách thức sử dụng sừng tê giác khi ông đem nó về Canada.[/justify]
[justify]Người phụ nữ, hiện sử dụng sừng tê giác để điều trị sỏi thận đã rất nhiệt tình chỉ dẫn cho Stirton và thậm chí còn cho phép ông chụp ảnh. Bức ảnh nổi tiếng của ông đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.[/justify]