Cả nhà muốn tậu keyboard hổng giống ai hem, ở đây có hẳn 12 đối tượng "cá biệt" để teen ngâm cứu nè!
1. SafeType
Nhà sản xuất: Ergonomic-Interface Keyboard Systems
Teen nào “to gan” lắm mới dám thử tài anh bạn SafeType – ông vua của những keyboard “độc chiêu”. Bàn phím bẻ ba có giá đặt cánh tay, các phím bấm ký tự chuyển qua hai cạnh bên và phải nhìn vào gương mới thấy được. Híc híc, quả là “sung sướng” cho những mem từng đôi lần tác nghiệp nơi đây.
Tuy vậy, sau nhiều năm bôn ba khắp các chiến trường, SafeType vẫn đang nắm giữ danh hiệu “Bàn phím dạng đứng bán chạy nhất thế giới” cho dù giá bán của nó suýt soát 300 USD cơ đấy.
2. Bàn phím ngôn ngữ Klington
Nhà sản xuất: ZF Electronics
Chiếc bàn phím này gồm tất cả các phím ký tự được viết theo dạng ngôn ngữ Klingon còn bàn phím số và các phím chức năng vẫn được thể hiện theo dạng số A rập thông thường. Sản phẩm dành riêng cho mấy teen hâm mộ bộ phim giả tưởng Star Trek, nơi đế chế Klingon đang cư ngụ. Bàn phím ngôn ngữ Klington giá rất phải chăng, mỗi 62 USD thui nà.
3. iGrip Ergonomic
Nhà sản xuất: Alphagrip
iGrip Ergonomic là một model bàn phím đi kèm luôn trackball điều hướng. Theo nhà hãng, teen chỉ cần “hy sinh” khoảng thời gian làm quen bằng một nửa so với học cách sử dụng bàn phím QWERTY là đã có thể thành thạo iGrip Ergonomic rùi. Tuy nhiên, bàn phím đòi 99 USD để “đội nón ra đi” nếu teen nào muốn… rước.
4. Rainbow
Nhà sản xuất: New Standard Keyboards
Nói chẳng ngoa, hiếm thấy bộ bàn phím nào lòe loẹt như Rainbow nhà ta, gì mà đủ sắc cầu vồng lung linh phết. Đối tượng này đặc biệt phụ hợp với các em “măng non” đang tập sử dụng và máy tính, phím bấm còn được “cố ý” sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái abc nữa cơ. 55 USD đổi lấy “cuộc cách mạng cầu vồng nè”, ai chấm hem!?
5. OrbiTouch
Nhà sản xuất: Blue Orb
Nền văn minh Klingons có tồn tại chắc cũng “choáng đẹp” khi tiếp xúc OrbiTouch đây. Chuột làm chi, phím bấm làm chi… OrbiTouch chẳng thiết dùng gì hết. Bàn phím này chắc được chế riêng cho “người ngoài hành tinh” vì chưa biết khi nào “thường dân” bọn mình mới thạo trò xoay núm gọi chữ cái “như phim” đây nhỉ. Ơ mừ 399 USD thì đáng lo lắm, thứ… đồ chơi xa xỉ quá ^^.
6. abKey Revolution
Nhà sản xuất: abKey
Không sắp xếp phím bấm theo thứ tự thông thường, abKey Revolution nhận thấy ký tự A được sử dụng nhiều nhất và ký tự U chỉ đứng thứ 13 nên các phím này cần phải được đổi chỗ cho nhau. Nên tớ e rằng teen phải mất kha khá thời gian và công sức để làm quen keyboard có giá 108 USD này nhá!
7. Datahand Professional II
Nhà sản xuất: Datahand Systems
Các ấy bình tĩnh nghe tớ nói này, Datahand Professional II nặng tới 2 cân và hiện nằm trong số những bàn phím hiếm hoi góp mặt trong câu lạc bộ “nghìn đô” đấy nhé! Với cả nhìn mãi vẫn chưa “ngộ” ra đối tượng này hoạt động thía nào, teen nào biết chỉ tớ phát ^^.
8. Combimouse
Nhà sản xuất: Combimouse
Đúng như tên gọi của mình, Combimouse là sự kết hợp thú vị giữa bàn phím và chuột. Theo mặc địnhCombimouse hoạt động theo chế độ bàn phím, nhưng khi người dùng chạm lên phần bên phải, trong vùng đựơc gọi là “chuyển đổi liên hệ”, nó sẽ tự động chuyển sang chế độ chuột máy tính. Mặc dù vậy, sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nên chưa được thương mại hóa đâu.
9. Bluetooth Virtual Keyboard
Nhà sản xuất: i.Tech Dynamic
Không thích tha lôi dây dợ lằng nhằng thì nên chọn model bàn phím ảo này đi, Bluetooth Virtual Keyboard có giá xiền không quá đắt (150 USD) cùng với khả năng phát sáng nhờ sóng laser khiến sản phẩm này đang được người dùng khá ưa chuộng. Tuy nhiên, bàn phím chống chỉ định trời… sáng và những ai có tiền sử bệnh “đau tay”, cồng cồng xuống bàn là gay lắm lắm!
10. Grippity1.0 BackTyping Keyboard
Nhà sản xuất: Grippity
Thiết bị hoạt động hoàn toàn trái ngược với lẽ thông thường, nghĩa là teens sẽ phải sử dụng các chức năng phím từ mặt sau chứ không từ phía trước như trước kia. Bàn phím nhìn giống tay cầm của trò chơi điện tử được xây dựng theo phong cách QWERTY gồm 60 nút bấm và một số phím không cần thiết đã bị loại bỏ.
11. USB Cooler Keyboard
Nhà sản xuất: Thanko
Dùng USB Cooler Keyboard khi trời nóng thật là tuyệt, hơi lạnh từ quạt USB phả ra làm mát tay người dùng, đẩy lui mồ xôi gây khó chịu nhé. Sản phẩm hiện có giá bán 62 USD tại thị trường Nhật Bản.
12. Touchstream ST
Nhà sản xuất: FingerWorks
Điều đặc biệt nhất ở Touchstream ST là công nghệ cảm ứng đa điểm, giúp bàn phím “biến hóa” thành chuột và nhiều phím shortcut khác nhanh chóng. Hai miếng đỡ cổ tay cùng khả năng tách đôi khi không dùng đến cũng hay ho phết. Tuy nhiên, chắc chẳng bao giờ teen được dùng thiết bị này đâu, Touchstream ST đã thôi bán hàng từ năm 2005 rùi.