Theo báo mạng Quartz, Bắc Kinh đang lợi dụng vụ mất tích ở Biển Đông của chiếc máy bay Boeing 777-200 chở 239 người, trong đó 153 công dân Trung Quốc, để phô diễn sức mạnh và ra oai với các nước trong khu vực, vốn đang kháng lại các đòi hỏi chủ quyền phi lý của quốc gia này trên gần như toàn bộ Biển Đông.
Hải tuần 31 của Trung Quốc chuẩn bị lên đường tham gia tìm kiếm dấu vết máy bay Malaysia mất tích
[justify]Truyền thông Trung Quốc ngày 10/3 đã loan báo rầm rộ về việc tái bố trí 10 vệ tinh để tìm kiếm dấu vết chiếc máy bay Malaysia bị mất tích. Theo đó, các vệ tinh với độ phân giải cao, mà trung tâm điều khiển đặt tại căn cứ Tây An ở miền Bắc, sẽ được sử dụng vào việc chỉ hướng đi, quan sát thời tiết, thông tin liên lạc và vào các công việc khác của chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines.[/justify]
[justify]Ngoài việc sử dụng vệ tinh, Trung Quốc còn cử một lực lượng hải quân hùng hậu và hiện đại xuống Biển Đông để tham gia chiến dịch tìm kiếm cùng với một loạt nước khác, từ Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Úc, New Zealand, Mỹ và cả vùng lãnh thổ Đài Loan.[/justify]
[justify]Theo Tân Hoa Xã, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn – tàu đổ bộ lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc – xuất phát từ thành phố Trạm Giang (Quảng Đông) hôm 9/3/2014 đã tới vùng biển phía Nam Việt Nam vào sáng 11/3, chở theo phi cơ trực thăng, nhân viên cứu hộ và hơn 50 lính thủy quân lục chiến cùng một đơn vị thợ lặn.[/justify]
[justify]Cùng với chiếc Tỉnh Cương Sơn, khu trục hạm Miên Dương của Trung Quốc đã có mặt trong khu vực để tham gia tìm kiếm. Bên cạnh đó, hai chiến hạm khác là hộ tống hạm trang bị tên lửa dạn đạo Hải Khẩu và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn cũng đang trên đường xuống Biển Đông.[/justify]
[justify]Ngoài ra Trung Quốc còn lệnh cho tàu Hải tuần 31 và trực thăng đi kèm sẵn sàng chờ lệnh kéo xuống Biển Đông tham gia hoạt động tìm kiếm cứu hộ chiếc máy bay mất tích.[/justify]
[justify]Chưa hết, mặc dù chính phủ Malaysia không chính thức mời, song Bắc Kinh vẫn cử phái đoàn 13 thành viên hỗ trợ Malaysia tìm kiếm máy bay và trợ giúp gia đình của những hành khách Trung Quốc mất tích.[/justify]
[justify]Thái độ sốt sắng của Trung Quốc trong việc tham gia tìm kiếm có thể được giải thích bằng sự kiện là gần hai phần ba trong số 239 người trên chuyến bay MH370 bị mất tích là công dân Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố nước này có trách nhiệm yêu cầu phía Malaysia đẩy mạnh quá trình tìm kiếm cũng như bắt đầu cuộc điều tra nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác và kịp thời.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã cho rằng, dụng tâm chủ yếu của Bắc Kinh là tranh thủ cơ hội này để phô trương sức mạnh, ra oai với các nước láng giềng. Và chưa biết chừng, Bắc Kinh còn có thể đi xa hơn.[/justify]
[justify]Không nói đâu xa, nhân vụ máy bay Malaysia mất tích, theo trang China.org.cn, Đô đốc hải quân Trung Quốc Doãn Trác còn ngang nhiên đề nghị xây dựng cảng và sân bay tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam để phục vụ công tác cứu hộ. Ông Doãn biện hộ rằng, do hải quân Trung Quốc không có cơ sở cứu hộ tại các quần đảo do họ chiếm đóng ở Biển Đông nên khó kiểm tra tàu cứu hộ khi cần. Chưa hết, ông này đề xuất biến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam – bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép bằng vũ lực từ năm 1974, thành trung tâm liên lạc biển trong khu vực.[/justify]
[justify]Tờ báo trên mạng Quartz trong một bài nhận định có tên “Trung Quốc cố thử vai trò mới qua vụ máy bay mất tích – Cảnh sát châu Á” mới đây đã cho rằng, vụ chiếc máy bay chở nhiều người Trung Quốc bị mất tích là “một cơ hội để Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy chiến lược có từ một thập kỷ nay: mở rộng sự can dự cả về quân sự lẫn ngoại giao vào vùng Đông Nam Á, vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ”.[/justify]
[justify]Và như tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc cách nay chừng một tuần – hòa bình trong khu vực chỉ có thể được “duy trì nhờ sức mạnh”, một phần của sức mạnh, có vẻ như có liên quan đến sự phản ứng tích cực, đầy trách nhiệm và sốt sắng của Trung Quốc khi xảy ra thảm họa.[/justify]