Người Pygmy ở “lục địa đen” là chủng tộc nhỏ bé nhất thế giới.
Nơi cư trú của họ rải rác trong các khu rừng rậm dọc xích đạo Trung Phi, gồm các nước Rwanda, Burundi, Uganda, Congo, Trung Phi, Cameroon, Guinea Xích đạo, Gabon, Angola, Botswana, Namibia, Zambia… Người lùn Pygmy tập trung nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới Congo.
Người Pygmy trưởng thành chỉ có chiều cao 1,2m. Người cao nhất cũng không tới 1,4m và cân nặng không quá 50kg.
Hình dáng người Pygmy rất dị biệt, với cái đầu to tướng, chân ngắn cũn, mũi tẹt, người gầy, bụng to, rốn lồi. Tuổi thọ của người Pygmy cũng rất ngắn ngủi, chỉ 30 đến 40 tuổi.
Theo các nhà nhân chủng học, sự lùn hóa của người Pygmy là do môi trường sống có mức ánh sáng thấp. Thiếu ánh sáng dẫn đến thiếu vitamin D, hạn chế sự hấp thu canxi từ chế độ ăn uống. Ngoài ra, nồng độ canxi trong thức ăn của người Pygmy cũng rất thấp.
Thức ăn thiếu i-ốt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể người Pygmy có nhiều khác biệt, ảnh hưởng đến di truyền. Căn bệnh bướu cổ rất phổ biến với người Pygmy.
Không biết có phải do vòng đời của người Pygmy quá ngắn không, mà tộc người này dậy thì rất sớm, trưởng thành nhanh. Chỉ 8 tuổi, người Pygmy đã hoàn thiện về sinh lý và quan hệ tình dục, sinh con đẻ cái ở tuổi này.
Họ sống theo một nhóm gia đình, như một bộ tộc nhỏ riêng. Thông thường, mỗi bộ tộc nhỏ có trên dưới 10 hộ gia đình, sống quây quần bên nhau trong những túp lều tạm bợ. Những túp lều cỏ này dựng thành một vòng tròn và tộc trưởng cùng những người già ở giữa. Tộc trưởng lãnh đạo toàn bộ bộ tộc, phân công các công việc cho hợp lý.
Người Pygmy sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, coi săn bắn hái lượm là cách duy nhất để sống. Rừng rất quan trọng với họ. Họ coi rừng là mẹ, là vị thần tối cao, và họ chính là những đứa con của rừng.
Chính vì thế, người Pygmy không bao giờ chặt phá rừng, thậm chí bẻ cành tươi cũng không. Họ chỉ dám nhặt những cành khô, đã gãy rụng để làm củi. Nếu xét về góc độ này, thì họ văn minh hơn thế giới hiện đại, đầy sự tham lam của chúng ta rất nhiều.
Theo các nhà khoa học phương Tây, người lùn Pygmy chính là chủ nhân đầu tiên của vùng Trung Phi rộng lớn, chủ nhân của nền văn minh Sanga rực rỡ thời tiền sử. Theo ước tính, họ đã sinh sống ở vùng này từ 60 ngàn năm trước.
Mặc dù có thân hình nhỏ bé, song người Pygmy thực sự là chủ nhân của những cánh rừng nhiệt đới Trung Phi. Có lẽ, sự sinh tồn gắn với rừng rậm từ ngàn đời nay nên họ có được những khả năng phi thường. Các giác quan của họ phát triển mạnh mẽ.
Khứu giác, thị giác, thính giác của họ đều vượt xa khả năng của người hiện đại. Với sự nhạy bén đặc biệt này, mà chúng ta tin rằng, họ có giác quan thứ 6.
Với khả năng đặc biệt này, cộng với cơ thể nhỏ bé, nhanh nhẹn, họ được coi là sát thủ rừng xanh. Dù con vật chuyển động cách xa hàng km, họ cũng có thể biết được đó là con gì, to hay nhỏ, thậm chí là giống đực hay giống cái.
Khả năng bắn tên của người Pygmy thì không bộ tộc nào địch được. Họ có thể bắn trúng con chim ruồi đang bay, hoặc có thể hạ con voi nặng vài tấn bằng những mũi tên tẩm thuốc mê. Khi săn được thú, thì cả bộ tộc nhỏ của họ cùng ăn.
Phân công lao động trong bộ tộc này rất rõ ràng, đúng như thời tiền sử, đàn ông làm nhiệm vụ săn bắn, còn đàn bà hái lượm, trồng trọt. Đàn bà có nhiệm vụ tối quan trọng, đó là giữ cho ngọn lửa cháy mãi. Ngọn lửa được coi là linh hồn trong đời sống bộ tộc Pygmy.
Người Pygmy có ngôn ngữ riêng, nhưng lại không có chữ viết, không biết đến con số, không nắm được quy luật thời gian, không biết tuổi tác của mình. Họ sống và chết hồn nhiên giữa rừng núi. Với họ, rừng rậm và cuộc sống hoang sơ mới là thiên đường. Họ không chấp nhận cuộc sống của thế giới hiện đại.
Họ sống hồn nhiên hàng vạn năm nay giữa rừng, nên cũng không biết quần áo là gì, không biết dệt vải. Họ dùng lá làm quần, hoặc không mặt gì cả. Sở dĩ, hiện nay, một số nơi người Pygmy mặc quần, là vì khách du lịch cho.
Mặc dù vậy, người Pygmy cũng thích dùng đồ trang sức. Họ dùng ngà voi, sừng hươu, mai rùa, vỏ bọ cánh cứng để chế đồ trang sức. Họ có thú xiên thủng môi dưới và môi trên bằng chiếc que. Phụ nữ cũng biết làm đẹp bằng cách ép hoa quả lấy nước màu rồi bôi lên người cho sặc sỡ.
Theo GS. Raja James Sheshardi (Đại học American), với cách sống phụ thuộc hoàn toàn vào rừng, nên người Pygmy đang có nguy cơ trên bờ tuyệt chủng. Sự tàn phá rừng làm mất môi trường sống của họ, rồi nạn chiến tranh, diệt chủng, đã khiến số lượng tộc người Pygmy suy giảm nhanh chóng.
Điều đau lòng là hầu hết các quốc gia không coi người Pygmy là công dân của họ, không được cấp giấy tờ gì, không được chăm sóc y tế và không được bảo vệ.
Nguy kịch hơn cả là một số dân tộc khác coi thịt người Pygmy rất bổ béo, có tác dụng tăng cường sinh lực. Thậm chí, người ta còn tin rằng, ăn thịt người Pygmy sẽ trở nên trường sinh và có phép thuật. Vì vậy, thịt người Pygmy thường xuyên có trong thực đơn của một số bộ tộc khác.
Từ con số hàng triệu người Pygmy nửa thế kỷ trước, giờ đây, toàn bộ vùng Trung Phi chỉ còn chưa đầy 500 ngàn người. Các nhà khoa học thống kê và thấy số lượng người Pygmy suy giảm hàng năm nhanh chóng.
Riêng ở đất nước Rwanda, vài năm trước, có gần 30 ngàn người Pygmy, nhưng đến thời điểm này, chỉ còn 18 ngàn người. Họ phải trốn sâu vào rừng, leo lên các đỉnh núi cao, hiểm trở cố thủ để tránh nạn diệt chủng.