[justify]Tại quốc gia nhỏ nằm tại phía Nam châu phi Swaziland hàng năm đều diễn ra một lễ hội hết sức đặc biệt trong đó nhân vật chính là các trinh nữ tuổi trăng rằm. Đó là cuộc thi tuyển “phi tần” cho nhà vua với các màn trình diễn hết sức hấp dẫn và bắt mắt.[/justify]
Nô nức đến dự lễ hội…
… là những trinh nữ ngực trần ôm tham vọng đổi đời
[justify]Các cô gái “ôm mộng đổi đời” để ngực trần tới dự buổi ứng thí. Họ mặc trang phục truyền thống sặc sỡ với nhiều phụ kiện vòng tay, chân lấp lánh; trên mặt mỗi người đều lộ vẻ hồi hộp phấn khích. Mặc dù cơ hội được lựa chọn không cao nhưng với niềm vinh dự và tự hào cho cảgia đình dòng họ, các cô gái đã hết sức có gắng thể hiện hình thể khỏe khoắn và tài năng vũ đạo xuất chúng của mình.[/justify]
[justify]Bộ tộc “đeo vàng dát bạc”[/justify]
"Bộ lạc vàng ròng"
[justify]Bộ lạc Asante tại châu Phi nổi tiếng với công việc chính là kinh doanh vàng ròng. Với người dân nơi đây, trang sức trên người thể hiện địa vị, đẳng cấp, quyền lực và tài phú của từng nhóm người khác nhau. Với ý nghĩa đặc biệt này, vàng không chỉ còn là đồ trang sức quý giá mà được xem như “linh hồn” của bộ lạc, công cụ “giao tiếp” với thế giới xung quanh.[/justify]
Trang sức vàng từ đầu đến chân
[justify]Đặc biệt hơn, người dân Asante cũng có thói quen đánh giá đối tác làm ăn, tìm hiểu gia cảnh bạn bè hay thậm chí là điều tra thân phận cô dâu, con rể tương lai dựa vào yếu tố “đeo vàng dát bạc” trên cơ thể từng người.[/justify]
[justify]Tộc “người lùn” Pygmy[/justify]
Chiều cao trung bình của họ chỉ từ 1,3 đến 1,4 mét
[justify]Chiều cao trung bình của nhóm người Pygmy sống tại khu vực miền trung châu phi này chỉ xấp xỉ từ 1,3 đến 1,4 mét. Tuy nhiên thể lực, sức bền lao động của họ thì lại vượt trội hơn so với người thường rất nhiều. Từng bị những bộ tộc xung quanh hắt hủi, kỳ thị nhưng tiền nhân của nhóm người lùn thiểu số này vẫn không hề khuất phục. Họ dũng cảm đấu tranh dành lấy phần đất an cư lạc nghiệp cho riêng mình và duy trì cho tới tận hiện tại.[/justify]
Khó phân biệt giữa trẻ em và người trưởng thành vì chiều cao của họ không nhiều chênh lệch
[justify]Nhiều giả thuyết cho rằng đây chính là hậu thế của tộc người lùn Hobbit được ghi chép trong sử sách cũ. Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng nhiều đặc điểm tương đồng đã hình thành mối liên hệ vô cùng thuyết phục.[/justify]
[justify]Bộ tộc “đồ đá” ăn côn trùng[/justify]
Bộ tộc Koroway …
[justify]Vào đầu năm 2010, các nhà chức trách Indonesia đã chính thức ghi nhận sự tồn tại của bộ tộc người Koroway với tổng số dân khoảng 3.000 người sinh sống trong những khu rừng rậm rạp ở Papua.[/justify]
… tập quán sống trên cây và ăn nhộng
[justify]Những người Koroway có tập quán du canh du cư và chỉ có thể nói được tiếng thổ ngữ của dân tộc mình. Họ chỉ sống trên những ngồi nhà dựng trên thân cây cao vút, duy trì cuộc sống bằng cách săn bắt và hái lượm; sử dụng thực phẩm chính là các là loại côn trùng, đặc biệt yêu thích nhộng - món ăn tuyệt hảo và giàu dinh dưỡng.[/justify]