Blogger Việt Nam chat với Thủ TướngThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dành hai giờ để đối thoại với người dân qua mạng internet vào ngày 9/2/2007. Chủ đề của buổi đối thoại là:
"Vì một Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Hội nhập thành công, phát triển bền vững". Thủ tướngcho biết sẽ không né tránh bất kỳ câu hỏi nào. Sau đây là các nơi nhận câu hỏi và một số nhận xét của bác
free về khâu kỹ thuật của từng nơi: ;)
1./ Trang
www.chinhphu.vn không chấp nhận các câu hỏi quá dài. Nhưng không thông báo chấp nhận tối đa bao nhiêu chữ. Câu hỏi dài phải chia nhỏ ra nhưng mạng cũng không chấp nhận một người gởi hơn một câu hỏi trong một thời gian ngắn. Cũng không biết thời gian ngắn là bao nhiêu giờ, phút, giây? Nên phải khai báo thông tin người gởi thành nhiều người như : thay số điện thọai, thay địa chỉ hộp thư điện tử vv. :-/
2./ Trang
www.dangcongsan.vn chấp nhận câu hỏi dài và còn cho phép gởi tập tin đính kèm. Phần khai báo nhân thân người gởi còn ít quá.
3./ Trang
www.vietnamnet.vn sau khi gởi câu hỏi, bạn sẽ không nhận được thông báo là mạng đã tiếp nhận thư của bạn hay không.
4/ Trang
Tuổi Trẻ Online cũng thông báo nhận câu hỏi. Xem chi tiết tại
đây.
:( :)
Cộng đồng blogger Việt, nhất là các blogger tiền bối, rất quan tâm đến sự kiện này, có thể xem là một thay đổi tích cực, cởi mở hơn trong xã hội. Người ta thường nghĩ tới cộng đồng blog như thế giới riêng của thế hệ trẻ, nhưng các blogger lớn tuổi hơn đã khẳng định sự chín chắn và luôn có một vai trò quan trọng nhằm hướng đất nước đến một tương lai tươi đẹp hơn. Demento®
đã xin phép họ để được làm 1 entry tổng hợp những câu hỏi mà họ muốn gửi tới Thủ tướng.
Free: :>
CÂU 1:Là người lãnh đạo cao nhất của Chính phủ. Ngài có cảm thấy rằng cơ cấu tổ chức và nhân sự hiện nay của Chính phủ đã vô tình làm suy yếu năng lực của Ngài hay không. Ví dụ Thủ tướng không có quyền cách chức thứ trưởng, bộ trưởng. Vì các vị trí này không phải do Thủ tướng ra quyết định đề bạt. Cũng như vậy : Chủ tịch UBND tỉnh do Hội dồng nhân dân tỉnh bầu ra. Vậy Thủ tướng, thậm chí Chủ tịch nước có thể điều chỉnh được hành vi của chủ tịch UBND tỉnh hay không ?. Với cơ cấu tổ chức và nhân sự như vậy có đặt ra cho ngài một thách thức đối với cương vị là người đứng đầu chính phủ hay không ?. Ngài có nhận thấy rằng đây là một lực cản lớn của cải cách hành chính không ?
CÂU 2: :|
Bộ máy hành chính cồng kềnh do có quá nhiều cấp phó tham gia vào các quyết định hành chính. Nó chứng tỏ là nền hành chính phụ thuộc quá nhiều vào con người chứ không phụ thuộc vào các chính sách và luật lệ. Cũng chứng tỏ là chính sách và luật lệ còn thiếu và không rõ ràng. Vậy ngài có nhận thấy rằng cải cách hành chính phải bắt đầu bằng cải tiến các chính sách và luật lệ sau đó là cải tiến cơ cấu tổ chức và tinh giản biên chế hay không.
CÂU 3: /:)
Để cải cách hành chính có hiệu quả, không chỉ bằng khẩu hiệu và quyết tâm mà phải có kinh phí và xây dựng đề án khoa học. Một trong những trở ngại của kinh phí là ngân sách chi tiêu hành chính quá phân tán do phải gánh thêm cả khinh phí họat động của các tổ chức chính trị xã hội. Ngài có thấy đây là một sự bất hợp lý trong chi tiêu ngân sách không. Ngài có cảm thấy rằng đồng tiền thuế của dân để chi cho các họat động của các tổ chức chính trị xã hội là bất hợp lý hay không ? Nếu cắt giảm nguồn kinh phí này để tập trung cho cải cách hành chính có phải là một sáng kiến hợp lý không ?
Bởi vì nâng cao thu nhập cho công chức cũng là một cách phòng chống tham ô lãng phí có hiệu quả. Và thu nhập cũng là một bằng chứng về sự ràng buộc giữa quyền lợi và trách nhiệm của công chức. Vậy ngài đã đặt vần đề này ra như là một mục tiêu của cải cách hành chính hay không ?
CÂU 4 b-)
Y tế, văn hóa, giáo dục là các họat động xã hội. Ngài có cho rằng xã hội hóa các vấn đề xã hội cũng là một công việc cải cách hành chính không ? Nếu có thì chính phủ đã xây dựng đề án cho việc này chưa ?
———————————–
Talawho?:CÂU 1:Chính trị - Kinh tế học cho biết Quan hệ sản xuất (QHSX) và Lực lượng sản xuất (LLSX) có quan hệ mật thiết với nhau. Theo chiều dài lịch sử, ta biết LLSX phát triển kéo theo sự thay đổi của QHSX và đến lượt QHSX mới thúc đẩy LLSX phát triển. Mỗi lần thay đổi như thế kéo theo một cuộc cách mạng. Xin Ngài Thủ tướng cho biết, hiện nay khi LLSX đã dần dần thích nghi với nền Kinh tế thị trường (định hướng Xã hội chủ nghĩa), thích nghi với toàn cầu hoá, liệu QHSX của nước ta hiện nay có còn đáp ứng được sự phát triển và đòi hỏi của LLSX trong tình hình mới? :o Có phải QHSX hiện nay đang kìm hãm LLSX?
CÂU 2:Ở các nước tư bản, cơ chế Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) cho phép xác định trách nhiệm cá nhân rất rõ. Tổng thống, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội và bất kỳ ai đều có thể bị triệu ra toà điều trần nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ở nước ta, do Đảng lãnh đạo toàn diện, lãnh đạo cả Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp, cộng thêm cơ chế quyết định tập thể và sự đồng hoá giữa biểu tượng cá nhân và biểu tượng Nhà nước, dân tộc nên hầu như không thể xác định trách nhiệm người đứng đầu tổ chức trong các vụ việc tham nhũng tiêu cực. :| Trong năm 2007, Ngài Thủ tướng có giải pháp cụ thể nào để cải thiện tình hình chồng lấn quyền lực này, tỏ rõ là Thủ tướng thực quyền của đất nước?
CÂU 3:Quản lý học chỉ rõ quản lý là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Muốn làm quản lý tốt, người quản lý phải được học về quản lý và phải có tố chất quản lý. Đây là hai điều kiện cần và đủ. Hiện nay, phần lớn cán bộ quản lý Nhà nước được bổ nhiệm, đề bạt chủ yếu hoặc dựa trên thành tích chuyên môn, kinh nghiệm, hoặc do thân quen, họ hàng, con cháu … chứ không tính đến hai điều kiện trên. Các quy trình, bổ nhiệm đề bạt hiện tuy có thực chất chỉ là hình thức. Có thể thấy rõ điều này qua vụ tiêu cực ở PMU 18. Chính vì khiếm khuyết này mà bộ máy quản lý Nhà nước trở nên trì trệ, vô cảm với nỗi khổ của dân. b-) :|Trong nhiệm kỳ của mình, đặc biệt trong năm 2007, Ngài Thủ tướng có kế hoạch cụ thể nào để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý Nhà nước?
CÂU 4:Trong quản lý, Kiểm soát là một công cụ rất quan trọng. Nếu kiểm soát không tốt thì dù Lập kế hoạch, Xây dựng tổ chức, Sử dụng nguồn nhân lực và Lãnh đạo có làm tốt đến mấy cũng không có tác dụng. Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng bộ máy quản lý Nhà nước đã không làm tốt chức năng kiểm soát trong rất nhiều lĩnh vực như quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, giáo dục, giao thông vận tải, chống tham ô, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, xoá đói giảm nghèo … Đã có những trường hợp, các bộ, ngành và địa phương không thực hiện quyết định, chỉ thị của Thủ tướng (ví dụ: báo cáo về tình hình tham nhũng, tham dự hội nghị vệ sinh an toàn thực phẩm …). Nhân dân gọi tình trạng này là “Trên bảo dưới không nghe”. Trong năm 2007, Ngài Thủ tướng có biện pháp cụ thể nào cải thiện công tác kiểm soát của bộ máy quản lý Nhà nước?
CÂU 5:;;) :>Hiện nay có thể thấy khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã không trở thành hiện thực vì chưa có quy định cụ thể về việc: Dân được biết, được bàn cái gì, ở đâu, với ai, lúc nào? Dân có quyền làm gì và kiểm tra ai? Ví dụ, dân làm thế nào để kiểm tra các lãnh đạo cao cấp như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh … khi muốn, khi cần. Hệ thống quản lý Nhà nước hiện nay còn quá nhiều bất cập để dân có thể tiếp cận lãnh đạo, để lãnh đạo có thể nghe dân dễ dàng. Chính vì thế mà tham ô, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu, hành dân xảy ra ở nhiều nơi làm mất lòng tin của dân. Trong năm 2007 và trong nhiệm kỳ của mình, Ngài Thủ tướng có lộ trình và biện pháp cụ thể nào để cải thiện tình hình này? Nếu có, xin Ngài cho biết các mục tiêu cụ thể?
CÂU 6:Nếu Ngài Thủ tướng là dân, có nỗi oan, đã vác đơn khiếu nại đi khắp nơi, bị đẩy vòng vo từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới, cuối cùng không ai tiếp, không ai giải quyết, Ngài sẽ làm gì?
———————————–
[size=4]
Công lý và Sự thật:[/size]
;) :dThưa Thủ tướng! Nếu Thủ tướng là người dân, vác đơn khiếu nại khắp nơi (khiếu nại đúng luật định) nhưng đến đâu cũng gặp sự “im lặng đáng sợ” là các cơ quan có trách nhiệm giải quyết khiếu nại im lặng không trả lời (trái luật) thì Thủ tướng sẽ làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
———————————–
Trương Duy Thái(Cán bộ quân đội nghỉ hưu -P 501-C7-Nghĩa Tân-Cầu Giấy- Hà Nội)
Từ khi Thủ Tướng được Quốc Hội giao trọng trách là người đứng đầu Chính Phủ, Thủ Tướng đã có những động thái tích cực trong đấu tranh chống lại nạn tham nhũng, lãng phí và rất được nhân dân cả nước hoan nghênh, tin tưởng.Điều gì đã thôi thúc Thủ Tướng hành động như vậy? Thủ Tướng có gặp khó khăn hay cản trở gì khi phải đương đầu với "Quốc nạn" này? Và Thủ Tướng có tin rằng trong nhiệm kỳ 5 năm, với cương vị là Thủ Tướng Chinh Phủ, Thủ Tướng có thể cùng toàn Đảng, toàn Quân, toàn Dân đấu tranh đẩy lùi, hạn chế bệnh tham nhũng, lãng phí đưa nước ta trở thành một trong những nước được Quốc Tế xếp là nước ít tham nhũng nhất trên thế giới hay không?
———————————–
:dMột số câu hỏi tham khảo từ các bloggers trẻ (chưa chính thức gửi Thủ tướng):Lana Baby :Em thì lại thắc mắc về lĩnh vực kinh tế. Hiện nay ở Việt Nam, luật lao động đối với người công nhân rồi rất nhiều bất công. Họ bị những chủ người nước ngoài bóc lột hết sức tàn bạo.. như lương ít mà giờ làm lại nhiều…Đấy là ở việt nam - XHCN, trong khi bạn em ở nước ngoài thì thấy là luật lao động ở những nước đấy không quá bất công với người lao động như ở nước mình, như được nghỉ nhiều hơn. Việt Nam đã gia nhập WTO, và đã gửi cam kết thay đổi luật pháp nhưng không biết về chuyện luật lao động sẽ thay đỗi như thế nào cho phù hợp với lợi ích của cả đôi bên, của người công nhân Việt và các chủ đầu tư nước ngoài ?
Trong năm qua việt nam đã xảy ra rất nhiều những vụ tham nhũng lớn, làm thất thoát của nhà nước và nhân dân. #:-s :oĐiều đó chứng tỏ bộ máy quản lí và chất lượng cán bộ trong các cơ quan lớn chưa cao? Điển hình là những vụ như PMU 18 của bộ giao thông vân tải , vụ bán đất công trị giá hàng chục tỉ đồng ở Hải Phòng , vụ nhà công thành nhà tư , vụ Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalka , vụ Nguyễn Lâm thái ,vụ cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn …Chưa nói đến số tiền bị mất , chỉ nói về hành vi của những người " là cha là mẹ dân " cũng đủ để làm niềm tin của dân chúng cả nước về bộ máy cai trị đang dần sụt giảm…? Trước tình hình đó, được biết bộ máy thành viên chính phủ đã được thay đổi, nhưng chuyện tham nhũng thì đấy là chuyện của lòng người. Vậy xin hỏi ngài thủ tướng có những biện pháp gì không để tăng cuờng công tác quản lí… bao gồm quản lí con người, dự án, chính sách, ngân quỹ ODA…?
Sakura_chan :
"Hiện nay, VN đã hội nhập kinh tế thế giới, Nhà nước khuyến khích việc đầu tư vào thị trường VN, vậy việc các Doanh nghiệp VN mọc lên ầm ầm (chúng ta ko tính đến các công ty ma) có được Nhà nước quan tâm ko? Có chính sách hỗ trợ gì cho việc này ko? Thiết nghĩ, việc các DN mọc lên ầm ầm như vậy cũng là sự đầu tư cho đất nước nhưng nếu các "quan trên" chịu khó ngó xuống sẽ thấy, hiện nay các thủ tục hành chính cũng như các CB cơ quan NN là những người có quyền lực chứ ko phải là các nhà đầu tư tìm đến để hợp tác. Nếu như tôi đầu tư vào bạn thì bạn có nhiệm vụ phải giúp đỡ tôi. Nhưng ngược lại, họ chèn ép, gây khó dễ, tình trạng nhận hối lộ vẫn diễn ra 1 cách công khai và trắng trợn: " Anh cố gắng giúp công ty chúng em với ạ." (kèm theo 1 phòng bì 100k). CB thuế : mở phòng bì ra :-/ :-s :))" Đưa thêm 100k nữa đi em để anhc òn đưa cho sếp anh "Vẫn biết rằng có lửa mới có khói, nhưng nếu các cơ quan hành chính ko quá khắt khe, gây khó dễ thì những chuyện như thế này đâu có xảy ra. Hình như có 1 cái quy định hay chủ trương gì đó đại loại như cơ quan NN phải làm việc với khách với thái độ 'phục vụ' chứ ko phải ra lệnh nhưng cái chuyện đó là điều ko tưởng.Xin hỏi TT là ông có biết những việc như thế này ko? Và khi biết rồi thì ông sẽ làm gì đây? "