[size=2] [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Những hạt cườm màu xanh được tạo thành từ tro cốt người chết.[/size]
[size=2]Ông Kim không phải là người duy nhất mong muốn giữ người thân yêu bên cạnh mình, thậm chí khi người đó đã qua đời. Những thay đổi trong tín ngưỡng truyền thống của người Hàn Quốc và sự gia tăng mạnh mẽ về hình thức hoả táng đã dẫn tới quan điểm rằng việc đưa tro cốt người chết vào bình đựng không còn là một cách tiếc thương hoàn hảo.[/size]
[size=2]“Mỗi khi nhìn vào những hạt cườm này, tôi coi chúng là sự hoá thân của cha mình và tôi luôn nhớ những tháng ngày tươi đẹp bên ông”, ông Kim, 69 tuổi, tâm sự.[/size]
[size=2]“Hồi nhỏ, tôi thường buồn ngủ mỗi khi được cha ôm ấp, âu yếm”, ông Kim vừa nói, vừa nhìn vào những hạt cườm màu xanh.[/size]
[size=2]Khoảng 10 năm trước, cứ 10 người Hàn Quốc qua đời thì có 6 người được an táng, một thông lệ phù hợp với những lời răn dạy của Khổng Tử rằng phải tôn kính tổ tiên đã chết và tới thăm mộ thường xuyên. Nhưng giờ đây, do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây và các nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến người dân thực hiện phương pháp hoả táng để tiết kiệm đất cho quốc gia nhỏ bé và đông đúc dân cư, đã có sự thay đổi lớn trong suy nghĩ của người Hàn Quốc về cách thức tiễn đưa người chết.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ông Kim Il-nam và một lọ hạt cườm được tạo ra từ tro cốt người cha quá cố.[/size]
[size=2]Chiến dịch kêu gọi hoả táng của chính phủ được đẩy mạnh dưới các hình thức như đăng tải trên báo chí, tờ rơi và phát sóng trên đài phát thanh. Năm 2000, Hàn Quốc cũng thông qua một điều luật yêu cầu các ngôi mộ 60 năm tuổi phải bị di dời.[/size]
[size=2]Chiến dịch của chính phủ đã có kết quả: tỷ lệ hoả táng trong năm ngoái đã lên cao tới mức cứ 10 người qua đời thì mới có 3 người được an táng.[/size]
[size=2]Khoảng 500 người đã biến tro cốt của người thân thành những hạt cườm tại Bonhyang, một công ty có trụ sở ở Icheon, ngay phía nam Seoul. Bonhyan và vài công ty tương tự cho hay các công ty của họ đã phát triển ổn định trong những năm trở lại đây.[/size]
[size=2]Ông Bae Jae-yul, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Bonhyang, cho biết các hạt cườm cho phép mọi người giữ những người thân yêu bên cạnh mình, bất kể họ đi đâu.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ông Bae Jae-yul, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty Bonhyang, đứng bên những chiếc lọ được dùng để chứa hạt cườm.[/size]
[size=2]Ông cũng nói rằng tro cốt giữ nguyên dạng có thể bị hỏng hoặc mốc. “Các hạt cườm của chúng tôi rất sạch, không bị mốc, bị hỏng hoặc có mùi khó chịu”.[/size]
[size=2]Ông Bae sử dụng nhiệt độ cực cao để nóng chảy tro cốt cho tới khi chúng được kết tinh và có thể biến thành những hạt cườm trong một quá trình kéo dài 90 phút. Màu của các hạt cườm chủ yếu là màu xanh, nhưng đôi khi là hồng, tím hoặc đen.[/size]
[size=2]Tro của một người có thể tạo ra 4 hoặc 5 cốc hạt cườm, ông Bae cho hay, mặc dù tro cốt của những người chết trẻ có thể tạo ra tới 8 cốc hạt cườm.[/size]
[size=2]Ông Bae không phải là người đầu tiên sử dụng công nghệ này tại Hàn Quốc.[/size]
[size=2]Một công ty Hàn Quốc đã sở hữu công nghệ tượng tự hồi cuối những năm 1990, nhưng những hạt cườm không đẹp và không nhận được sự quan tâm của công chúng. Ông Bae nói ông đã nhìn thấy tiềm năng nên đã mua công nghệ và mất vài năm để tinh chế quy trình.[/size]
[size=2]Ông Bae tin rằng công ty ông có lợi thế hơn các đối thủ. Hạt cườm của công ty ông hoàn toàn được tạo ra bởi tro cốt mà không thêm bất kỳ khoáng chất nào - phương pháp mà các công ty khác đang sử dụng.[/size]
[size=2]Đối thủ chính của công ty Bonhyang, Mikwang, cho biết đã thêm các chất khoáng để giúp cho ra đời những hạt cườm tròn hơn, giống ngọc hơn và ở nhiệt độ thấp.[/size]
[size=2] [/size]
[size=2][/size]
[size=2]Ông Bae Jae-yul chỉ vào chiếc máy biến tro cốt thành các hạt cườm.[/size]
[size=2]Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, các công ty kinh doanh nghề biến tro cốt thành hạt cườm không cần xin giấy phép của chính phủ để hoạt động. Bộ Y tế nói các cá nhân có quyền quyết định cần làm gì với thi thể người thân.[/size]
[size=2]Tuy nhiên, ngành kinh doanh này cũng gặp phải những chỉ trích.[/size]
[size=2]“Họ chỉ quan tâm tới việc thu lợi mà thôi”, ông Do Young-hoon, một nhà nghiên cứu về văn hoá lễ tang Hàn Quốc, nói.[/size]
[size=2]Các công ty tương tự cũng được thành lập tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong quá khứ nhưng hầu hết không thành công vì ít người xem đó là một cách thông thường để xử lý với thi thể người chết, ông Park Tae-ho, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hội đồng khuyến khích hoả táng tại Hàn Quốc, nói.[/size]
[size=2]Còn ông Kim dự kiến sẽ khai quật của mộ của mẹ ông và biến xương cốt của bà thành các hạt cườm trong năm tới.[/size]
[size=2]“Tôi cũng đã nói với các con gái rằng tôi muốn biến tro cốt của mình thành những hạt cườm sau khi tôi qua đời”, ông Kim nói.[/size]