Đối với một số nước Đông Nam Á, Trung Quốc hiện thời là một đối tác cần phải cảnh giác.
[justify]Một số tướng lĩnh Trung Quốc kêu gọi có biện pháp cứng rắn để “trừng phạt” Việt Nam và Philippines vì dám khiêu khích Trung Quốc ở biển Đông. Trong khi đó, học giả Chu Hạo ở Viện Nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á (Các Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc) đã yêu cầu chính phủ Trung Quốc cần phải xây dựng niềm tin với các nước láng giềng.[/justify]
[justify]Trung Quốc Nhật Báo ngày 6-7 đã đăng bài viết của ông với tựa đề “Thử thách mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN” với nội dung như sau:[/justify]
[justify]Từ năm 2010, hàng loạt sự cố va chạm và tranh chấp lãnh thổ giữa một số nước trong khu vực và Trung Quốc ở biển Đông đã ảnh hưởng đến hình ảnh Trung Quốc ở Đông Nam Á. Hình ảnh mà Trung Quốc dày công xây dựng như một cường quốc có trách nhiệm hiện đang đối mặt với khủng hoảng niềm tin.[/justify]
[justify]Đối với một số nước Đông Nam Á, Trung Quốc hiện thời là một đối tác cần phải cảnh giác. Suy nghĩ này đã phản ánh trong cách tiếp cận của các nước đối với một số vấn đề về an ninh chiến lược và truyền thống.[/justify]
[justify]Một số nước tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở biển Đông lo ngại tình hình hiện đại hóa quân đội và chủ nghĩa dân tộc tăng cao ở Trung Quốc sẽ dẫn đến việc Trung Quốc có thể giải quyết tranh chấp bằng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Vì vậy, các nước phải tìm cách đa phương hóa tranh chấp bằng cách vận động ASEAN và Mỹ vào cuộc…[/justify]
Hải quân Mỹ và Philippines kiểm tra tàu thuyền ngoài khơi TP General Santos (Philippines) trong khuôn khổ cuộc tập trận CARAT bắt đầu từ ngày 5-7. Ảnh: EPA
[justify]Có làn sóng công luận ở Trung Quốc cho rằng tình hình biển Đông đang xấu đi, thậm chí một số tiếng nói cực đoan kêu gọi sử dụng vũ lực và từ bỏ hợp tác với ASEAN.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, ASEAN đánh giá cao chiến lược phát triển hòa bình của Trung Quốc và cơ bản tán thành nguyên tắc “gác lại tranh chấp, tìm kiếm phát triển chung” của Trung Quốc ở biển Đông.[/justify]
[justify]Về tổng thể, hợp tác vẫn là xu hướng chủ đạo trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN và hầu hết các nước ASEAN có thái độ tích cực với sự trỗi dậy của Trung Quốc.[/justify]
[justify]Quan hệ Trung Quốc-ASEAN có thể đứng vững trước thử thách của các tranh chấp ở biển Đông hay không phụ thuộc vào sự thẩm định đúng đắn của các bên về tình hình chiến lược trong khu vực.[/justify]
[justify]Chính sách chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á của Mỹ sẽ không làm tổn hại đến nền tảng quan hệ Trung Quốc - ASEAN, ngược lại còn giúp một số nước ASEAN bớt lo ngại và e sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc…[/justify]
[justify]Trên thực tế, sự cập nhật liên tục về giả thuyết về mối đe dọa Trung Quốc có thể được xem là dấu hiệu tiến triển trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Mỗi lần mối đe dọa này nổi lên, Trung Quốc sẽ biểu thị đầy đủ chính sách ngoại giao theo đuổi mối quan hệ láng giềng tốt…[/justify]
[justify]Thực hiện chính sách láng giềng tốt sẽ giúp Trung Quốc chứng minh rằng giả thuyết về mối đe dọa Trung Quốc là vô căn cứ. Trung Quốc cũng không cần đánh giá quá mức về việc Mỹ quan hệ chặt chẽ với ASEAN…[/justify]
[justify]Vậy nên chính phủ Trung Quốc nên tiếp tục bỏ qua các tiếng nói kêu gọi sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Sử dụng vũ lực với Việt Nam và Philippines chỉ có thể đẩy hai nước này và có thể các nước khác trong ASEAN ngả về phương Tây, dẫn đến nỗ lực ngoại giao mấy chục năm qua của Trung Quốc ở Đông Nam Á sẽ bị xóa sổ.[/justify]
[justify]Hậu quả là Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu chiến lược như mong muốn mà ngược lại sẽ tạo ra môi trường đối kháng vây quanh. Trong trường hợp đó, biển Đông sẽ trở thành cái bẫy trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc.[/justify]
[justify]Vậy nên Trung Quốc phải tập trung vào quyền lực mềm cho ba mục tiêu liên quan đến biển Đông: Phải tìm cách đạt được vị thế quang minh chính đại cao; tìm cách gia tăng niềm tin với các nước láng giềng; xây dựng được tính chất cao quý của Trung Quốc.[/justify]
[justify]Trung Quốc có được như vậy, cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là các nước ASEAN sẽ ghi nhận Trung Quốc đang cam kết theo đuổi con đường phát triển hòa bình.[/justify]
CHUHẠO
THẠCH ANH lược dịch
Biển Đông quan trọng với Ấn Độ [justify]Báo Press of India (Ấn Độ) đưa tin ngày 6-7, trò chuyện với đoàn phóng viên Ấn Độ tại Hà Nội, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Ranjit Rae bày tỏ lo ngại về căng thẳng gần đây ở biển Đông. Ông nói 50%hàng xuất nhập khẩu Ấn Độ đi qua biển Đông và an ninh, an toàn cho tàu bè quốc tế ở biển Đông cần phải được bảo đảm.[/justify] [justify]Ông nói Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ được chính phủ Việt Nam mời thăm dò dầu khí ở biển Đông từ năm 1988 và thăm dò chỉ thuần túy về thương mại. Ông nhấn mạnh biển Đông có tầm quan trọng đối với an ninh năng lượng của Ấn Độ và tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ chỉ bền vững khi nguồn cung cấp năng lượng ổn định.[/justify] [justify]Để duy trì nguyên trạng ở biển Đông đến khi tranh chấp được giải quyết, Đại sứ Ranjit Rae kêu gọi tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông.[/justify] LÊ LINH [justify]Báo Philippine Star ngày 6-7 cho biết vẫn còn ba tàu chính phủ và 22 tàu cá Trung Quốc trong bãi cạn Scarborough. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết ngày 31-7, Bộ Quốc phòng sẽ ký các hợp đồng thực hiện 138 dự án hiện đại hóa quân đội trong năm năm tới và các máy bay Philippines mua của nước ngoài sẽ được giao trong vòng hai năm tới.[/justify] |