[justify]“Trong những ngày như thế này, Twitter bộc lộ cả mặt tốt nhất và cả xấu nhất của nó: tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng, nhưng thường sai sự thật và một số trường hợp còn là do cố tình”, chuyên gia về báo chí và mạng xã hội Mark Blank-Settle cho hay.[/justify]
[justify]Theo CNN, trong số này là bức ảnh lay động lòng người về chàng trai mặc áo đỏ quỳ xuống ôm một cô gái. “Anh định sẽ cầu hôn người yêu ngay khi anh vượt qua vạch đích ở giải Marathon, nhưng cô ấy đã vĩnh viễn ra đi. Không phải ai trong số chúng ta cũng có thể hiểu được nỗi đau ấy” là câu chuyện đi kèm bức ảnh.[/justify]
[justify]
Câu chuyện hư cấu đã khiến bức ảnh lan truyền chóng mặt.
[/justify]
[justify]Tấm hình có thật, được đăng trên Boston Globe nhưng lời chú thích đơn giản là người đàn ông đang trấn an một phụ nữ bị thương. Tuy vậy, câu chuyện được dựng lên kia đã thu hút tới 448.000 lượt “Like” và được chia sẻ tới 92.000 lần qua một tài khoản Facebook.[/justify]
[justify]Một hình ảnh cảm động khác là cô bé mặc áo cam đã tử nạn khi tham gia đường đua với mục đích chia sẻ với các nạn nhân trong vụ thảm sát kinh hoàng tại trường Sandy Hook, bang Connecticut (Mỹ) khiến 28 người bị giết, trong đó có 20 trẻ em, cuối năm ngoái. Thực chất, bức ảnh này được chụp từ năm 2012 tại Virgina, chưa kể giải marathon ở Boston không dành cho những vận động viên trẻ như vậy và hiện cũng không có bé gái nào bị thiệt mạng trong vụ nổ. Thế nhưng bức ảnh đã thu hút hơn 500 bình luận và xuất hiện xếp vào mục “tin nóng” của mạng Google+.[/justify]
[justify]
Bức ảnh từ năm 2012 được đăng lại để câu "comment".
[/justify]
[justify]Ngay sau vụ đánh bom, tài khoản @_BostonMarathon cũng được tạo trên Twitter, tuyên bố họ là những người trong ban tổ chức giải đua và khẳng định: “Mỗi lượt chia sẻ thông điệp (retweet), chúng tôi sẽ ủng hộ 1 USD cho các nạn nhân”. Chỉ sau vài tiếng, nội dung này đã được retweet tới hơn 50.000 lần. Tuy nhiên, sau khi xác định đây chỉ là trò giả mạo, Twitter đã chặn hoạt động của tài khoản trên.[/justify]
[justify]Cũng có rất nhiều thông tin lan truyền trên Twitter rằng cảnh sát Boston đã chặn kết nối di động ở thành phố này để ngăn kẻ tấn công sử dụng điện thoại kích hoạt một quả bom khác. Thực tế, mạng di động của Boston chỉ bị nghẽn vì sự tăng vọt các cuộc gọi, tin nhắn, các lượt chia sẻ lên Facebook…[/justify]
[justify]
Nhiều thông điệp trên Twitter khẳng định có tới 2 nạn nhân 8 tuổi tử vong, nhưng thực ra chỉ có một bé trai là Martin Richard.
[/justify]
[justify]Sự kiện này một lần nữa cho thấy trong thời đại của Internet, mạng xã hội đóng vai trò như một công cụ lan truyền và chia sẻ nhanh chóng, còn báo chí có nhiệm vụ sàng lọc, xác thực các thông tin đó để đem đến những câu chuyện chính xác cho người đọc.[/justify]