[size=2]Quá cay đắng khi mọi chuyện xảy ra đều rơi vào những ngày… Tết nguyên đán.
3 cái chết trẻ trong một gia đình tim bẩm sinh
Nỗi đau bất ngờ ập đến với gia đình chị Vũ Thị Huyền (Thôn My Trỳ – Ngũ Hùng – Thanh Miện – Hải Dương) lần đầu tiên nhằm đúng ngày mồng Một Tết Canh Ngọ (1990).
Chồng chị, anh Bùi Văn Trung bị nhồi máu cơ tim, trút hơi thở cuối cùng khi tuổi đời vừa tròn ba mươi mốt, để lại người vợ hiền cùng ba đứa con thơ: Bùi Thị Ngọc Ánh (10 tuổi), Bùi Văn Tá (8 tuổi), Bùi Thị Thu Hiền (2 tuổi).[/size]
[size=2]Chồng mất, gánh nặng cuộc đời đè trĩu trên đôi vai chị Huyền. Một thân một mình, chị tần tảo sớm hôm ngoài đồng làm thuê cuốc mướn nuôi ba con.[/size]
[size=2]Vốn bị di truyền cận thị nặng nên việc nhìn nhận mọi thứ xung quanh đối với cả ba đứa con của chị rất khó khăn. Chị buộc phải cho hai con lớn bỏ học giữa chừng…
[/size]
[size=2]Cuộc sống với mấy sào ruộng ban đầu tạm đủ để mẹ con rau cháo nuôi nhau, nhưng rồi bệnh tật ngày một nặng, các cháu đau yếu liên miên. Để có tiền mua thuốc cho con, chị phải nay đây mai đó hết buôn vải, bán nhãn ở Hải Phòng, Quảng Ninh lại phụ xây, bán sắt vụn… ở Bắc Cạn.
Thương con mắt kém, chân yếu, tay mềm chị không bắt làm việc nặng. Chuyện dầm mưa dãi nắng chị muốn một mình chịu đựng… Mấy đứa trẻ hiểu được nỗi lòng người mẹ nhưng lại không chịu để mẹ lao khổ một mình.[/size]
[size=2]Ba chị em Ánh van xin mẹ cho đi làm. Nghe các con nói chị chỉ biết khóc và nhìn lên ban thờ chồng, cầu mong anh ấy linh thiêng phù hộ cho bốn mẹ con mạnh khoẻ để làm ăn nuôi nhau.
Năm 1997, Bùi Văn Tá (SN 1982) bắt đầu rời nhà theo người làng vào Gia Lai làm vườn, thu hoạch cà phê khi mới mười lăm tuổi. Còn con gái Ngọc Ánh (SN 1980) cũng theo em vào Nam kiếm việc. Hai đứa con lớn của chị bắt đầu cuộc sống tha hương…[/size]
[size=2]Chị biết tình trạng sức khỏe các con nhưng can ngăn không nổi. Vào Nam, chưa kịp làm nên trò trống gì chị đã phải gửi tiền vào cho Ánh chữa bệnh. Cuối năm 1997 Ngọc Ánh bị cảm phải nằm viện hơn ba tháng, theo chẩn đoán của bác sỹ, bệnh của Ánh có liên quan tới tim mạch.[/size]
[size=2][/size] [size=2]
…họ là hai thành viên còn sót lại của một gia đình vốn có 5 nhân khẩu![/size]
…họ là hai thành viên còn sót lại của một gia đình vốn có 5 nhân khẩu![/size]
[size=2]“Có 6 triệu bạc mà đứa nọ đùn đẩy đứa kia mổ trước. Cô chị mong em mắt sáng để ra đường không đâm phải người ta, em lại muốn chị “ổn định” mắt mũi còn kịp đi lấy chồng…” - chị Huyền nghẹn ngào![/size]
[size=2]Năm 2007 chị Huyền quyết định mổ mắt cho con là Ngọc Ánh. Tổng chi phí của ca phẫu thuật lên tới 18 triệu, cấp bách, chị chạy vay nặng lãi bên ngoài.[/size]
[size=2]Tháng 9/2008, Ánh đi xây dựng gia đình. Hai vợ chồng sống với nhau vẻn vẹn 27 ngày thì Ánh phải nhập viện. Phẫu thuật phình tách động mạch chủ hết 74 triệu đồng (gia đình chị Huyền lo 44 triệu, còn lại là nhà chồng lo) ai cũng nghĩ cuộc đời Ánh từ đây sẽ đổi thay. Nhưng ở với gia đình người thân chưa đầy ba tháng Ánh đã ra đi mãi mãi sau trận cảm đột ngột vào tối mồng 3 tết Kỷ Sửu.[/size]
[size=2]Chị Huyền đang trông con trai cấp cứu trên viện Bạch Mai (Khoa Tim Mạch) ngất lịm sau cái tin sét đánh… 5 ngày sau (mồng 8 tết), đứa con lớn thứ 2, Bùi Văn Tá cũng mất, khi tuổi đời vừa mới 27, bỏ lại phía sau người mẹ, em gái và cả cô vợ sắp cưới đang héo từng khúc ruột…[/size]
[size=2]Thoi thóp sau thảm họa
Sau cái Tết “định mệnh” đó, chị không còn hơi sức để tiếp tục cuộc sống nữa, dù bổn phận lo cho đứa con út tội nghiệp vẫn còn đó. Thời gian này đứa con út còn sót lại, cháu Hiền đã phải đi học "bữa đực bữa cái" chờ cho sức khỏe bình phục.[/size]
[size=2]Chị Huyền không giấu nổi nỗi lòng: "Tôi đưa cháu đi khám rồi nhưng chẳng biết có phải vì thương hay không mà bác sỹ bảo cháu nhà tôi không sao. Thú thực tôi và cả cháu cũng chẳng dám hy vọng gì… Ông giời ác với chúng tôi lắm! Giờ tôi chỉ mong có mỗi một điều là ai đó ném cho quả mìn vào cái ngôi nhà giời đày này để hai mẹ con tôi được cùng chết với nhau thôi, nợ nần xóm làng, kiếp sau mẹ con tôi xin trả…!".
Hiện gia đình chị còn vay nợ bên ngoài 20 triệu đồng chưa trả hết. Nhìn ngôi nhà tuềnh toàng, chúng tôi hiểu là mọi vật dụng có thể bán được chị đã bán vội để chạy bệnh cho các con rồi.[/size]
[size=2]Giờ đã có tuổi (SN 1960), sức khỏe kém đi sau nhiều năm vật lộn bên đời, lại thêm cái bệnh huyết áp cao (180/130 mm Hg) và cột sống bị thoái hóa 4 đốt nên chị hầu như không làm được việc gì.[/size]
[size=2]Ước mơ giản dị nhưng xa tầm tay với[/size]
[size=2]Từng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sử nhưng vì mắt kém, gia cảnh khó khăn nên Hiền phải từ bỏ học lớp chọn (trường huyện) để về trường bổ túc văn hóa đang đóng tại xã cho tiện đi lại.[/size]
[size=2]Khi Hiền tốt nghiệp, chị Huyền không cho con thi đại học. Vì chị sợ con thi rồi… đỗ! Mà "lỡ con thi đỗ" thì biết lấy đâu ra tiền cho con ăn học?![/size]
[size=2][/size] [size=2]
Những lúc học bài Hiền thường phải "dí" sát mặt xuống bàn như thế này mới có thể nhìn thấy những con chữ…[/size]
Những lúc học bài Hiền thường phải "dí" sát mặt xuống bàn như thế này mới có thể nhìn thấy những con chữ…[/size]
[size=2]Thi tỉnh, không có điều kiện ôn thi vì phải giúp mẹ phơi rơm, thóc lúa ngày mùa nhưng Hiền vẫn nằm trong tốp điểm cao nhất trường. Hiện Hiền đang là sinh viên năm thứ 2, khoa Quản lý văn hóa, trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương.[/size]
[size=2]Hỏi về ước mơ của em bây giờ, em khóc òa: "Một đôi mắt sáng để em nhìn rõ bạn bè, người thân và một trái tim đủ khỏe cho em có cơ hội chăm sóc mẹ…!".[/size]