[/size] [size=4]Mỗi lần bố mẹ tôi lên chơi, tôi lại nhận được cái nguýt dài từ mẹ chồng: “chỉ khổ cho cái thằng suốt ngày còng lưng đi làm để nuôi cả họ hàng nhà thiên hạ…".[/size]
[justify][size=3]
Xin chào các anh chị![/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Từ ngày chồng tôi lên chức phó giám đốc điều hành, thì tôi đã bỏ hẳn công việc làm giáo viên mầm non để ở nhà dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái và ông bà nội để chồng yên tâm đầu tư cho chuyên môn. Hơn nữa nghe anh nói cũng thấy ngọt tai: “lương của em một tháng bằng anh đi họp 1 tiếng, hôm nào mà có phong bì dắt tay thì có mà bằng em làm cả năm, đi làm làm gì cho phí công sức”.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Tôi thấy cũng có lý, đúng là lương ba cọc ba đồng, ngày nghỉ lại phải đi học, tối về thì phải soạn thêm bài, làm việc với trẻ con vui thật đấy nhưng vì chồng con mình trước hết nên tôi nghỉ không lương ở nhà. Từ ngày tôi ở nhà, căn nhà có sức sống hẳn, nhà cửa sạch bóng, con cái chăm chút tử tế nên đứa nào cũng hồng hào hơn, những bụi hoa trong vườn được cắt tỉa gọn gàng, mấy góc cây cảnh lúc nào cũng tươi tốt. Sáng nào tôi cũng dậy sớm đi chợ để cả nhà không phải ăn đồ ăn tủ lạnh. Bố mẹ chồng được chăm chút từng ly từng tí.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Nửa năm đầu qua đi, nhưng rồi tôi chợt thấy có gì đó bất ổn, từ ngày tôi ở nhà, những ý kiến của tôi hiếm khi được chồng và bố mẹ chồng tôn trọng nữa. Chồng tôi đều đặn đưa tiền cho vợ hàng tháng, nhưng giá cả leo thang, nhiều khoảnphải tiêu, mỗi lần ngỏ ý muốn hỏi thêm tiền tiêu, anh lại nhăn mặt: “Em tiêu pha vừa phải thôi, tiêu cho gia đình là đủ rồi, tính em hay ôm đồm nhà ngoại, anh không phải là cái mỏ, cái gì cũng có giới hạn của nó thôi chứ!”. Nói rồi anh quẳng tiền ngay chỗ tôi ngồi, lại càng chẳng nghe tôi thanh minh câu nào. Bao nhiêu lần tôi đã ghi đầy đủ tiền chi tiêu vào một quyển sổ để anh xem, nhưng anh không bao giờ xem vì bảo không mất thời gian vào cái thứ vớ vẩn đó. Tất cả những ý kiến của tôi anh không còn tôn trọng nữa, mỗi khi có ai đó hỏi về vợ mình, anh ấy đều xua tay: “Ôi giời, vợ mình nó chỉ quẩn quanh cái bếp, biết gì mà nói”, tôi nghe xong mà cảm thấy thực sự đau lòng.[/size][/justify]
[size=3]
[/size] [size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Bạn bè cũ gặp lại không còn nhận ra tôi năng động xinh tươi hồi nào nữa, khuôn hình béo tròn lên, cái dáng nhanh nhẹn đã thay bằng cả một thân hình phục phịch, họ không còn thấy nụ cười và giọng hát pha trò đầy vui vẻ mà chỉ nhìn thấy ở một người phụ nữ suốt ngày bếp núc và con cái. Tôi nén tiếng thở dài vì bạn bè đã lên chức này chức nọ, rồi sau giờ làm rủ nhau đi tụ tập mua sắm, ăn uống, còn tôi, chỉ vội vàng gặp bạn được tiếng đồng hồ đã xin phép trở ra về cơm nước sợ chồng về không có cơm ăn lại nhăn mặt.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Bố mẹ đẻ từ quê lên chơi nhìn ngôi nhà với nội thất đẹp đẽ cứ xuýt xoa khen, mừng cho con gái tìm được một người chồng ấm thân. Nhưng có biết đâu mỗi lần bố mẹ đẻ về, tôi lại nhận được cái nguýt dài từ mẹ chồng, rồi những câu nói mát: “Chỉ khổ cho cái thằng suốt ngày còng lưng đi làm để nuôi cả họ hàng nhà thiên hạ nó ngồi nó hưởng, rồi tháng này có mà chả phải tiêu cả chục triệu chứ ít à”. Tôi đau khổ không biết thanh minh gì, bố mẹ lên tôi mừng một thì lo mười, tôi chỉ muốn bố mẹ chị về thật nhanh cho các cụ đỡ bị bố mẹ chồng dò xét, lúc bố mẹ về tôi cũng chỉ dấm dúi đưa cho vài trăm đi đường và nhét vội vào túi ông bà hai ba bộ quần áo mới, để rồi khi đưa bố mẹ ra bến xe, tôi trở về nhà ngồi vào phòng thở dài, lau nước với phận tầm gửi của mình không biết rồi đến khi nào kết thúc. Tôi cảm thấy bế tắc, mong BBT cho tôi xin lời khuyên[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]Nguyễn Thị Q. Mỏ Cày - Bến Tre[/size]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Trả lời của chuyên viên tư vấn:[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Chị Q thân mến![/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Ngày nay phụ nữ đã và đang khẳng định dần vị thế của mình ở mọi lĩnh vực. Thậm chí các tổ chức, các cơ quan ban ngành đã ban hành cả luật Bình đẳng giới để đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Thật đáng tiếc là chị đã tự bỏ đi mất cái quyền bình đẳng trong công việc để lựa chọn giải pháp “hiền lành” là ở nhà chăm chồng con cho anh ấy yên tâm làm việc.[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[size=3]
[/size]
[/size]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Thực ra có rất nhiều cách để chị giúp đỡ anh ấy, chứ không hẳn chỉ vì chị muốn ôm đồm mọi việc nhà thì sẽ làm anh ấy yên tâm hơn nhưng điều đó chị cũng xem xét lại, bởi khi chị phụ thuộc vào kinh tế thì cũng đồng nghĩa với việc chị vô tình lệ thuộc vào chồng và đặt toàn bộ trách nhiệm về chăm lo kinh tế gia đình lên vai chồng. Sự lệ thuộc đó sẽ khiến cho người chồng dần mệt mỏi và áp lực, mặc dù theo lý thuyết rõ ràng số tiền anh ấy kiếm nhiều hơn gấp trăm lần lương của chị. Hơn nữa, khi chị thụ động quá mức, chị sẽ không còn cảm thấy hấp dẫn trong mắt chồng mà đôi khi sự tự ti cũng dần khiến chị "ngủ vùi" trong những công việc tẻ nhạt mà đáng ra chị có thể cân bằng nó bằng nhiều cách khác. Thậm chí, chị còn phải lường trước cả đến việc khi chị nhận toàn bộ trách nhiệm chăm sóc gia đình, thì từ con cái có vấn đề gì về sức khỏe, học hành hay kể cả bố mẹ chồng nữa thì chị vẫn phải là người chịu toàn bộ trách nhiệm, liệu lúc đó chị có thể chịu nổi hay không?[/size][/justify]
[size=3]
[/size]
[justify][size=3]Chị hãy cân nhắc kỹ tất cả mọi việc, bởi một công việc bên ngoài dù thu nhập có thể không cao nhưng có những niềm vui mà ở nhà chị không thể có, chị có bạn bè, có công việc, có sự tự tin, có đồng nghiệp, kể cả việc thu nhập về kinh tế không thể như anh ấy. Điều đó sẽ giúp chị khẳng định vị thế của mình. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, hãy tránh làm một “người vợ tầm gửi”, bởi cuộc sống sẽ tốt hơn rất nhiều nếu mình không phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả về cảm xúc và kinh tế.[/size][/justify]
[size=3]
Thân mến![/size]