[justify]
[justify]Nhiều phụ huynh phải vay mượn, cầm cố tài sản để đưa con đi thi ĐH với mong muốn con em mình sẽ thành tài[/justify] |
[justify]Nỗi lòng phụ huynh đưa con đi thi[/justify]
[justify]Trong lúc ngồi đợi con thi môn cuối tại trường ĐH Nông Lâm TP HCM, chị Quyên kể, kết thúc buổi sáng hôm qua, chị cũng như rất nhiều phụ huynh, thí sinh ở lại trường thì thấy một người đàn ông gầy còm cứ chạy lui, chạy tới giữa cái nắng oi ả, hết hỏi người này đến người khác về thời gian. Biết đã hết giờ làm bài, các thí sinh đã ra về hết nhưng không thấy bóng dáng “cô tú”nhà mình đâu, ông bố bắt đầu hốt hoảng chạy đi tìm kiếm vì con không có điện thoại, mà khuôn viên trường ĐH Nông Lâm thì rộng bằng gần cả xã ở quê nên biết tìm ở đâu.[/justify]
[justify]Chưa hết, khi đang lo lắng thì một phụ huynh khác buột miệng “tuyên bố” câu xanh rờn: “không khéo nó bị bắt cóc”, khiến ông đã hoảng loạn càng bị rối hơn. Thế nhưng, đang ngồi thẩn thờ ở cổng trường thì cô con gái “rượu” xuất hiện khiến ông vừa mừng, vừa giận vì “do mấy bữa nay tâm lý căng thẳng, thức khuya ôn bài, nên thi xong môn đầu tiên mệt quá nên ngủ quên ở gốc cây trong khuôn viên trường”.[/justify]
[justify]Là đứa con đầu thi ĐH nên chị Tâm phải đi theo để chăm lo cho cậu “quý tử”, hai mẹ con chị lên khu vực quận 10 thuê một căn nhà trọ ở trong thời gian con trai thi vào ĐH Bách Khoa. Tuy nhiên, mới được chừng 3 ngày thì chị bị đau dạ dày sau đó phải nhập viện khiến sĩ tử phải lo lắng, may mắn là không bỏ thi.[/justify]
[justify]Còn câu chuyện về một phụ huynh quê Đồng Tháp cũng rất cảm động; do biết mẹ đang bị bệnh nên một sĩ tử nhất quyết không cho đưa đi thi vì một mặt sợ lên Sài Gòn đau ốm không có ai chăm sóc, mặt khác tốn kém… nên cậu tự đi một mình. Được ít hôm, do nhớ con quá nên bà mẹ đã “bí mật” kêu người cháu đưa lên địa điểm trường con trai đang thi chỉ mong nhìn thấy mặt, đến buổi thi cuối cùng bà mới dám xuất hiện và động viên con vì sợ trước đó mà gặp thì thí sinh này lo lắng, không làm bài được.[/justify]
[justify]Hầu hết phụ huynh đưa con em đi thi là những người sống ở vùng quê thanh bình, khí hậu mát mẻ nên khi lên Sài Gòn, không ít phụ huynh choáng ngợp trước những ngôi nhà “chọc trời”, phố xá đông đúc, bụi bay mù mịt…Vì vậy, không chỉ thí sinh mà rất nhiều phụ huynh bắt đầu đổ bệnh.[/justify]
[justify]Bác Hồng (quê Cà Mau) chia sẻ, gần 10 ngày “đồng hành” cùng cô gái nên giờ sức khỏe bác đã giảm thấy rõ, đến buổi ăn người cảm thấy mệt mỏi không muốn ăn, nhưng sợ con lo lắng đành cố nuốt. Tâm trạng tương tự cũng rơi vào rất nhiều phụ huynh đưa con đi thi…[/justify]
[justify]Phụ huynh “cháy túi” vì tốt bụng[/justify]
[justify]
[justify]Không ít kẻ gian đã lợi dụng hình ảnh đẹp của SVTN để đi lừa phụ huynh, thí sinh[/justify] |
[justify]Để có tiền đưa con đi thi ĐH, không ít gia đình phải lo chạy khắp nơi vay mượn, bán tài sản, đồ đạc trong nhà… Tuy nhiên, với bản chất người “nông dân” thật thà, tốt bụng và nhất là những phụ huynh mới lần đầu tiên lên Sài Gòn nên không ít người bị “cháy túi” vì gặp phải kẻ gian.[/justify]
[justify]Một phụ huynh “lận lưng” số tiền hai triệu đồng đưa con lên Sài Gòn thi ĐH, nhưng chỉ sau vài ngày đã “cháy túi” phải nhờ đến sự trợ giúp của một số người thuê trọ cùng. Số là, trong lúc đang ngồi uống nước đợi con làm thủ tục dự thi thì một người phụ nữ với dáng người “sang trọng” đi đến ngồi bên cạnh, chủ động “tâm sự” về việc đưa con gái lên thi nhưng bị bệnh, không còn tiền lo thuốc thang. Thấy hoàn cảnh éo le, phụ huynh này lấy 20.000 đồng giúp đỡ thì bà nhất quyết từ chối không lấy, mà chỉ “nhờ” giúp đỡ bằng cách “cầm” chiếc điện thoại xịn 1 triệu, tí nữa người thân mang tiền lên lấy lại.[/justify]
[justify]Không hề nghi ngờ, với lại chiếc điện thoại có giá trị cao hơn nên người đàn ông liền móc “hầu bao” ra đưa. Song, khi cậu con trai đi ra thì phát hiện chiếc “alô” đã bị “câm” không thể xài được, còn người đàn bà “đáng thương” đã cao chạy xa bay.[/justify]
[justify]Hoàn cảnh của một phụ huynh quê Ninh Thuận cũng không kém. Trong lúc đang đợi con ở cổng trường, một thanh niên mang chiếc áo “SV tình nguyện” đi đến “khóc lóc” vì vừa bị móc mất điện thoại, mượn bác cái điện thoại để bấm xem có rơi ở đâu không. Tuy nhiên, thanh niên này cầm điện thoại vừa bấm vừa đi ra ngoài rồi bất ngờ nhảy lên xe để đồng bọn chở tẩu thoát…lúc này người phụ huynh tốt bụng mới phát hiện kẻ gian đã lợi dụng “mác” SV tình nguyện để đi lừa đảo.[/justify]
[justify]Trong lúc ngồi đợi con em tại địa điểm thi trường ĐH Công Nghiệp TP HCM, nhiều phụ huynh đã “tám” và chia sẽ kinh nghiệm cho nhau về việc nên cảnh giác với các “đối tượng lừa đảo”. Song, anh Hải (quê Quảng Nam) cho biết “mặc dù trước khi đi bà con, anh em ở quê từng đưa con đi thi nhắc nơở nhiều, nhưng không hiểu bọn ‘lừa đảo’ có bùa hay sao ấy, vì chúng nó nói hay lắm, lúc đó mình không thể cảnh giác nổi”, anh cũng là nạn nhân khi mua chiếc đồng hồ “chết” của đối tượng bán dạo.[/justify]