Tin tức - pháp luật 2008-10-01 03:59:11

Bí ẩn quanh bức tranh triệu đô


Thông tin ông Nguyễn Văn Luông (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) tuyên bố sở hữu bức tranh Last Supper (Bữa tiệc cuối cùng) do đại danh họa Leonardo Da Vinci phóng bút đã làm rúng động dư luận.[justify][size=2]Giới buôn tranh nhận định, nếu bức tranh đúng là “con đẻ” của thiên tài thì nó có giá hàng chục triệu đôla, thậm chí còn hơn thế nữa.[/size][/justify]
[justify][size=2]Báu vật đang lưu lạc tại Việt Nam?[/size][/justify]
[justify][size=2]Lần theo nhiều nguồn tin, rồi chúng tôi cũng được diện kiến bức tranh đáng giá ngàn vàng. Thật tình mà nói, nếu không biết trước tin đồn “nếu là thật, đây là bức tranh trị giá hàng trăm tỉ đồng” thì ấn tượng của một kẻ ngoại đạo như tôi về bức tranh được xem là kiệt tác, tài sản nghệ thuật của nhân loại chẳng có gì đáng kể ngoài việc nó nặng gần 9 kg. [/size][/justify]
[justify][size=2] [justify][size=2]Leonardo Da Vinci sinh năm 1452 tại làng Vinci, gần thành phố Florence thuộc miền Trung Italia. Không chỉ là thiên tài lỗi lạc trên mọi phương diện, Leonardo Da Vinci đặc biệt lừng danh trên toàn thế giới, qua nhiều thời đại với tư cách là họa sĩ của thời kỳ Phục Hưng, một phong trào văn hóa bắt đầu tại Italia từ năm 1300. [/size][/justify]
[justify][size=2]Leonard De Vinci qua đời tại lâu đài Clous vào tháng 2/1519 và được chôn cất trong phần đất nhà thờ của lâu đài này. Về sau, trong cuộc cách mạng Pháp, nhà thờ và nhiều công trình khác bị tàn phá. Đó là lý do mà đến nay, người ta vẫn không biết hài cốt của nhà bác học và danh họa này nằm ở đâu![/size][/justify]
[/size][/justify]
[justify][size=2]Bức tranh của đại danh họa lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào? Vì sao sở hữu bức tranh quý hàng chục năm qua nhưng bây giờ ông Luông mới công bố? Lấy gì để khẳng định đây là bức tranh được thực hiện bởi Leonardo Da Vinci? Trước hàng loạt thắc mắc của khách đường xa, sau một hồi nhấn nhá chuyện hàng trăm năm qua, bản gốc của bức tranh được Leonardo Da Vinci vẽ lên trần phòng ăn của một nhà tu ở Milan (Italia) trong ba năm (từ năm 1495-1498), ông Luông thong thả bật mí mình kế thừa bức tranh từ thân phụ là cụ Nguyễn Hanh (mất năm 1969) vốn nức tiếng trong giới buôn bán đồ cổ tại Tiền Giang cách đây nửa thế kỷ. [/size][/justify]
[justify][size=2][/size][/justify]
[justify][size=2]Giải thích về lớp thủy tinh trên bức tranh, ông Luông cho rằng, đó là loại chất dẻo làm từ khoáng vật thạch cao có nhiều ở miền Bắc nước Italia và bật mí, phong cách thủy tinh này đã tạo cho bề mặt bức tranh khác hẳn các bức tranh thông thường khác, biểu hiện rõ phong cách vẽ tranh đặc biệt của Leonardo Da Vinci![/size][/justify]
[justify][size=2]Để thuyết phục mọi người tin rằng bức tranh mình đang giữ do Leonardo Da Vinci vẽ vào thời Phục Hưng, ông Luông lý giải, màu vẽ trên tranh đều được pha trộn những hạt bụi thủy tinh cỡ vài phần ngàn inch và nếu rọi nghiêng ánh đèn vào bức tranh sẽ thấy vùng trên chiếc khăn choàng màu đỏ thẫm của chúa Jésus óng ánh bụi vàng. Đặc biệt là khi chiếu ánh đèn cao áp vào bức tranh, sẽ thấy những đường xếp ly của chiếc khăn trải bàn. “Cảnh tượng, ánh sáng trong tranh được tác giả miêu tả từ to tới nhỏ, từ sáng tới mờ bằng phương pháp viễn cận vốn là phương pháp mô tả rất đặc thù của hội họa Italia. [/size][/justify]
[justify][size=2]Mặt khác, theo các chuyên gia kỹ thuật hội họa, ngoài việc thể hiện tranh bằng những nét bút cực nhỏ (từ 1/30-1/40mm), Leonardo Da Vinci rất sành và giỏi về hóa học nên đã tự làm, pha chế các chất trát, sắc tố và nhất là sử dụng thủy tinh trong tạo hình mỹ thuật” - Ông Luông nhấn mạnh.[/size][size=2]Có trọng lượng 8,5kg, kích thước 1,17x0,62m, được chép lại trên hợp chất thạch cao dày 1cm, ngay khi ông Luông tháo tấm mền bọc quanh, bức tranh đập vào mắt người thưởng ngoạn bằng hình ảnh nhiều giọt thủy tinh được nhỏ một cách cố ý và rời rạc. Do không phải là dân trong nghề nên chúng tôi không thể thể đánh giá liệu bức tranh có phải “được vẽ từ nhiều chất liệu đặc biệt và thấm đẫm phong cách của Leonardo Da Vinci” như nhiều người đồn đại. Bức tranh thực sự lôi cuốn người xem khi ông Luông rọi thẳng ánh đèn khiến nó óng ánh, lộng lẫy khác thường. [/size][/justify]
[size=2] [/size][justify][size=2][size=2]Liên hệ với nhà đấu giá quốc tế Christie’s, ông Luông nhận được thư trả lời với nội dung bức tranh không nằm trong các thông tin lưu trữ tranh quốc tế nên chưa thể định giá hoặc ước lượng đem đấu giá. [/size][/size][/justify]
[justify][size=2][size=2]Còn nhiều uẩn khúc[/size][/size][/justify]
[justify][size=2][size=2]Trước đây, khi chưa rõ ràng về chuyện cho phép các nhà sưu tập tư nhân sưu tầm, sở hữu cổ vật nên ông Luông ngại giới thiệu bức tranh quý với công chúng và giới yêu hội họa. Luật Di sản ra đời giúp ông mạnh dạn gửi đơn đến bảo tàng tỉnh Tiền Giang nhờ thẩm định mọi vấn đề có liên quan đến bức tranh. Bảo tàng đã liên hệ với Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng tiến hành làm việc và đã đi đến kết luận, bức tranh được thực hiện ở nước ngoài, đưa vào Việt Nam vào thời gian nào thì cần làm rõ thêm. [/size][/size][/justify]
[size=2][size=2] [/size][justify][size=2] [/size][/justify]
[justify][size=2]Để có cái nhìn khách quan hơn về bức tranh, chúng tôi đã tìm gặp một số chuyên gia về tranh và ghi nhận được nhiều ý kiến thú vị. Ông Lê Hồng Ân, giảng viên Trường đại học Văn Hiến, chuyên nghiên cứu về tranh cho rằng, nội dung chính của bức tranh (tại Italia) là mô tả Chúa đã tuyên bố với các tông đồ người phản bội mình và mọi người đang bàn tán. Còn bức tranh của ông Luông diễn tả cảnh Chúa đang nói và mọi người đang lắng nghe. Xét về nội dung và thời gian thì hai bức tranh hoàn toàn khác nhau. Nếu cùng thực hiện bởi một họa sĩ thì không thể có sự khác biệt như vậy![/size][/justify]
[justify][size=2] [size=2][/size]
[size=1]Bản gốc bức "Bữa tiệc cuối cùng " của Leonardo Da Vinci.[/size]

[/size][/justify]
[justify][size=2]Giảng viên Ân phân tích, xem tranh của ông Luông, ta thấy hào quang của Chúa lệch sang một bên chứ không tỏa hiện trên đỉnh đầu như bức tranh ở Italia. Không những thế, bố trí trong bức tranh của ông Luông hoàn toàn không cân đối (phân thành hai nhóm người, bên 7 bên 5) chứ không hài hòa (6 - 6) như bức tranh gốc. Tính cân xứng là một trong những đặc điểm chính của Leonardo Da Vinci. Tranh bao giờ cũng được chia hai phần bằng nhau, rất cân đối, qui tụ thành từng nhóm hình tháp. Leonardo Da Vinci là một nhà khoa học nên không bao giờ phá vỡ đặc tính khoa học về sự cân xứng này. Về mặt nghệ thuật, nét bút trong tranh ông Luông rất non, không huyền ảo, nó rõ ràng và rất thật, hoàn toàn trái ngược với phong cách của Leonardo Da Vinci. Do vậy có thể nói đây là sản phẩm của một họa sĩ chẳng tài ba gì. Tôi cũng chưa bao giờ nghe đến thủ pháp dùng thủy tinh vẽ tranh cả. [/size][/justify]
[justify][size=2]Tại trụ sở Hội mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, họa sĩ Phạm Đỗ Đồng, Phó chủ tịch Hội nhận định: “Với giới họa sĩ, bút pháp rất quan trọng. Mỗi họa sĩ có bút pháp thể hiện khác nhau. Bút pháp không thể nói tên nhưng chỉ cần nhìn tranh sẽ cảm nhận được thần thái trong tranh của Leonardo Da Vinci. Tôi đã từng tham gia vào Hội đồng thẩm định bức tranh và như nhiều thành viên khác, tôi cho rằng bức tranh được vẽ từ nước ngoài vào có thể được nhập vào Việt Nam theo con đường đạo giáo. Qua quan sát cho thấy, so với bản gốc, bức tranh ông Luông hiện đang lưu giữ thiếu tính chuyên nghiệp, còn thua học trò vẽ. Có thể bức tranh là phiên bản được họa sĩ nghiệp dư nào đó chép chơi, chép lại theo tinh thần hơi đồ họa một tí, đơn giản đi. Việc sử dụng bụi vàng, thủy tinh khi thể hiện tranh vẽ thì họa sĩ nào cũng có thể làm được. Trên phương diện nghệ thuật, tôi khẳng định, không phải của Leonardo Da Vinci. Muốn xác định niên đại phải dùng đồng vị phóng xạ. Mà đó không phải là chuyên môn của tôi”. [/size][/justify]
[justify][size=2]Nhiều giả thuyết cho rằng, bức tranh có thể được một sĩ quan người Pháp đưa sang Việt Nam từ những năm nửa đầu thế kỷ XX và qua nhiều đời chủ, nó được cụ thân sinh ông Luông mua và lưu trữ vào kho đồ cổ của gia đình. Đây chính là lý do mà ngân hàng dữ liệu Milan và Trung tâm đấu giá quốc tế không thể có được tư liệu và ảnh chụp của bức tranh… Tuy nhiên, mọi nhận định, ý kiến của giới chơi tranh và các chuyên gia đến nay vẫn là phỏng đoán và mang tính chủ quan. Để thẩm định giá trị thật sự của bức tranh, cần có Hội đồng giám định gồm các chuyên gia về mỹ thuật trong và ngoài nước. [/size][/justify]
[/size][justify][size=2] [/size][/justify]
[size=2][/size][size=2]
[justify][size=2]Thế giới đang tìm kiếm “Kiệt tác của những kiệt tác” của Leonardo Da Vinci thất lạc[/size][/justify]
[justify][size=2]Trên tường của toà thị chính thành phố Florence (Italia), cung điện Vecchio có một dòng chữ để lại từ 500 năm trước: “Cerca, trova” (Hãy cứ tìm kiếm, bạn sẽ thấy điều mình cần). Các nhà nghiên cứu cho rằng, lời nhắn bí ẩn này là đầu mối để tìm một kiệt tác thất lạc của danh hoạ nổi tiếng thời Phục hưng. [/size][/justify]
[justify][size=2]Maurizio Seracini, một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Italia, đã chú ý tới dòng chữ này khi khảo sát toà thị chính từ 30 năm trước. Nhưng khi đó, ông thiếu những kỹ thuật cần thiết để tìm hiểu xem có gì bí ẩn nằm sau bức bích hoạ Battle of Marciano in the Chiana Valley từ thế kỷ 16 của hoạ sĩ Giorgio Vasari. Hệ thống radar và tia X được sử dụng trong 2 năm 2002 và 2003 đã phát hiện ra một lỗ hổng phía sau bức tường có dòng chữ Cerca, trova. Seracini cho rằng, đó có thể là nơi giấu bức tranh tường Battle of Anghiari mà Da Vinci đang vẽ dở. Đây được coi là một trong những kiệt tác của Leonardo Da Vinci. Tất cả những gì chúng ta biết ngày nay về hoạ phẩm này là qua những bản nháp hoạ sĩ để lại và bản copy của các hoạ sĩ khác. Maurizio Seracini tuyên bố: “Cho tới nay, Battle of Anghiari được coi là ‘kiệt tác của các kiệt tác’. Tìm thấy bức tranh giống như tìm thấy một Mona Lisa hoặc Bữa tiệc cuối cùng mới”. [/size][/justify]
[justify] [size=2][/size]
[size=1]Tượng danh họa Leonardo Da Vinci.[/size]

[/justify]
[justify][size=2]Da Vinci bắt đầu vẽ Battle of Anghiari từ tháng 6/1505, khi 53 tuổi. Ông cùng làm việc với đồng nghiệp và “đối thủ” Michelangelo, người được giao trang trí bức tường đối diện bằng các cảnh chiến thắng của quân đội cộng hoà Florence. Sau đó, Da Vinci bỏ dở công việc và tới Milan. Có thông tin cho rằng, họa sĩ nhận được màu nước kém chất lượng nên bức tranh bị xuống cấp nhanh chóng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cuộc tìm kiếm của Seracini được đề cập trong cuốn tiểu thuyết gây tranh cãi The Da Vinci Code. Ông đã dành ba thập kỷ qua để nghiên cứu các di sản nghệ thuật. Seracini muốn tiếp tục tìm kiếm Battle of Anghiari nhưng chính quyền Florence từ chối cấp giấy phép cho ông. Chiara Silla, Giám đốc bảo tàng Vecchio, cho rằng nguyên nhân khiến Seracini không được cấp phép là ông không trình bày kế hoạch cụ thể về khoa học - kỹ thuật của mình.[/size][/justify]

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)