[justify][size=2]Thảm họa không báo trước[/size][/justify]
[justify][size=2]8 giờ 30 sáng ngày 21/8/1986 đã trở thành thời khắc đen tối với gần 2000 người dân tại ngôi làng Nyos. Khi đang tưng bừng nhộn nhịp đón chào một vụ mùa bội thu thì họ bỗng nghe thấy tiếng một tiếng sùng sục khác thường.[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2] [/size] |
[justify][size=2]Theo nhiều người còn sống miêu tả, gió thổi khá mạnh, khoảng 70 km/giờ, đám mây từ hồ lan tỏa ra rất nhanh và bao phủ nhiều làng quê thanh bình. Lập tức nhiều thi thể bị cháy xém, hàng loạt người lăn ra chết trong sự bàng hoàng đến đau đớn. Tiếng la hét, tiếng khóc lóc thảm thương đã tạo ra một bầu không khí thê lương trong ngôi làng nhỏ ven hồ này.[/size][/justify]
[justify][size=2]Theo tin tức, ban đầu, số nạn nhân bị thiệt mạng được báo cáo là 1.200 người, nhưng con số thống kê cuối cùng cho thấy đã tới 1.800 người đã tử nạn, 3.500 đầu gia súc bị chết. Rất nhiều thôn làng quanh hồ Nyos đã bị xoá sổ. Phạm vi “tàn sát” trong khoảng bán kinh 25km lấy hồ Nyos làm tâm.[/size][/justify]
[justify][size=2]Một nhân chứng nhớ lại: “Hôm đó, tôi có việc phải đến khu vực hồ Nyos. Tới nơi, tôi bàng hoàng vì phát hiện ở đó không còn ai. Tất cả đã chết”. Một nhân chứng khác chưa giấu hết vẻ hoảng sợ. “Thật kinh khủng, trong nhà ngoài sân, chỗ nào cũng ngổn ngang xác chết. Tôi đếm sơ qua cũng phải có tới hơn 50 nạn nhân xấu số. Chó, mèo, trâu, bò cũng chịu chung số phận”.[/size][/justify]
[justify][size=2]Khi đội cứu hộ và cảnh sát đến hiện trường, tên “sát thủ” đã không còn ở đó nữa, nhưng “hắn” để lại khá nhiều manh mối. Một người may mắn sống sót cho biết khi thảm hoạ chuẩn bị xảy ra ông ta nhìn thấy một đám mây màu trắng. Điều kỳ lạ là nó không bay trên không mà lại là là dưới mặt đất.[/size][/justify]
[justify][size=2]Theo lời kể của một nhân chứng, đang ở trong nhà, ông ta nghe thấy một tiếng nổ lớn liền mở cửa ra ngoài xem sao thì thấy toàn bộ đàn bò của mình đã lăn ra chết hết cả. Ông vội vàng quay vào nhà đã thấy vợ cùng con gái nằm bất động bên cạnh bể nước.[/size][/justify]
[justify][size=2]Phần lớn những người sống sót đều kể về một triệu chứng rất giống nhau như bị xa sẩm mặt mày, chóng mặt ngay sau vụ nổ. Nhiều người cảm thấy bối rối và choáng váng sau đó bị ngất xỉu. Mọi người đều ngửi thấy một mùi thum thủm như mùi trứng thối hoặc thuốc súng.[/size][/justify]
[justify][size=2]Nhưng đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện lạ lùng này diễn ra. Năm 1984, đã có 37 người dân sống ở vùng hồ Monoun, cách hồ Nyos 59 dặm về phía Đông Nam, cũng qua đời một cách bí ẩn. Giống như trong thảm họa ở hồ Nyos, các nạn nhân đều chết đột ngột trong đêm mà không có bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy có một cuộc va chạm trước lúc họ qua đời.[/size][/justify]
[justify][size=2]Truy tìm kẻ thủ ác[/size][/justify]
[justify][size=2]Cũng giống như sự kiện hồ Monuon, trong thảm họa xảy ra ở hồ Nyos, người ta cũng ngửi thấy mùi khó chịu. Ngoài ra, tên “sát thủ” còn để lại trên cơ thể những người sống nhiều vết thương kỳ lạ. Một người may mắn sống sót kể: “Khi tỉnh dậy, tôi thấy trên cánh tay mình có vết bỏng, nhưng lại không thấy đau. Dường như, hệ thần kinh cũng bị đốt cháy, làm cho tê liệt”.[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2] [/size] |
Không ai có thể đoán chắc được rằng khi nào chúng sẽ hoạt động, do vậy, toàn bộ dân cư sống quanh hồ Nyos được yêu cầu di chuyển sang khu vực khác sinh sống.[/size][/justify]
[justify][size=2]Khi kết luận được đưa ra, nó lại khiến các nhà khoa học đối mặt với một thách thức cần khám phá mới. Trong thảm họa hồ Nyos, các nhà khoa học Mỹ vẫn là một trong những người đến hiện trường sớm nhất. Chuyên gia người Mỹ có tên George Kling là một trong những nhà khoa học đầu tiên xuất hiện tại hiện trường thảm họa Nyos sau sự kiện.[/size][/justify]
[justify][size=2]Cùng với dự đoán là do núi lửa phun, tuy nhiên, Kling lại không thể tìm thấy dấu vết của một dòng dung nham nóng, đài phun lửa hay bất kỳ thứ gì chứng tỏ rằng đã từng có khí núi lửa được bơm vào không khí trong đêm đó bởi khí lưu huỳnh thường đi kèm với những đợt phun trào dung nham. Hơn nữa, nhiệt độ của hồ cho thấy chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm nóng sau một vụ phun trào. “Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy đó là hậu quả của một vụ núi lửa phun trào”. Evans cho biết, “nhưng khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi mới thấy vấn đề không đơn giản như vậy”. Quả thật nếu núi lửa dưới đáy hồ Nyos hoạt động, dung nham sẽ phải phun trào lên và để lại dấu tích.[/size][/justify]
[justify][size=2]Tuy nhiên, các nhà khoa học đã không tìm thấy bất cứ dấu tích nào chứng tỏ là có núi lửa hoạt động. Từ đó có thể dự đoán thảm kịch ngày 21/8/1986 ở hồ Nyos không phải do núi lửa hoạt động gây ra. Kning và Evans cùng đi tới nhận định: Đáp án nằm chính ở hồ Nyos.[/size][/justify]
[justify][size=2]Trở lại Nyos những lần sau đó, George Kling càng tin rằng giả thuyết của Sigurdsson là đúng. ông đã độc lập tiến hành thử nghiệm nước trong hồ Nyos và nhận thấy có một lượng lớn khí CO2 trong vùng nước sâu của hồ. ông cho rằng chính khí đốt tự nhiên này đã bốc lên thành một đám mây độc hại và đầu độc 3 ngôi làng ven hồ. Đám mây này có thể trông thấy bằng mắt thường, chúng di chuyển rất êm và không có mùi. Ba yếu tố đó hợp lại khiến nó trở thành một kẻ giết người hoàn hảo. Giả thuyết này cũng khá phù hợp với những vết bỏng được phát hiện trên thi thể các nạn nhân. Nó được gây ra bởi khí CO2 lạnh chứ không phải khí nóng từ núi lửa.[/size][/justify]
[justify][size=2]Kling cũng dẫn chứng những kết quả nghiên cứu của không quân Hoa Kỳ cho thấy việc tiếp xúc với lượng lớn khí CO2 có thể dẫn tới ảo giác khiến họ tưởng tượng rằng chúng có mùi lưu huỳnh. Và chính từ giả thuyết này đã mở đường cho các nhà khoa học hiện đại vạch trần được bộ mặt thật của kẻ giết người bí ẩn.[/size][/justify]
[justify][size=2]Chân dung kẻ giết người hàng loạt[/size][/justify]
[justify][size=2]Nằm trên miệng một núi lửa ngừng hoạt động ở phía tây bắc Cameroon, hồ Nyos hình thành do nước mưa tích tụ trong quá trình nguội của núi lửa. Nham thạch tạo nên một con đập tự nhiên có tác dụng giữ nước. Với chiều dài 1,2 km, diện tích mặt nước của hồ Nyos là hơn 1,5 triệu mét vuông. Một túi dung nham của núi lửa nằm bên dưới hồ. Khí carbon dioxide (CO2) từ đó xâm nhập vào nước trong hồ, tạo nên axit carbonic (H2CO3).[/size][/justify]
[size=2][/size] |
[size=2] [/size] |
[justify][size=2]Khi lượng khí CO2 bị tích tụ trở nên quá lớn, một khi xuất hiện một cơn bão hay một trận lở đất, địa chấn mạnh sẽ làm một lượng lớn nước trên bề mặt chìm xuống đáy và đồng thời đẩy nước từ dưới đáy lên trên. Khí độc từ trạng thái hòa tan sẽ thoát ra ngoài giống như các bọt khí nổi lên từ một chai nước bị mở nắp.[/size][/justify]
[justify][size=2]Vào ngày 21/8/1986 định mệnh, khoảng 1.700 người đã chết ngạt sau khi khí CO2 thoát ra khỏi hồ vào ban đêm. Theo tính toán của các nhà khoa học, trong sự kiện hồ Nyos năm 1986, khí và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ 45dặm/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. Ước tính, hồ đã nhả ra khoảng 1km3 khí CO2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá.[/size][/justify]
[justify][size=2]Ngày nay, hồ Nyos vẫn là một hiểm họa bởi bức tường chắn tự nhiên bằng dung nham đang suy yếu. Một trận động đất có thể khiến bức tường này sụp đổ, khiến nước tràn xuống các làng bên dưới và khí CO2 thoát ra.[/size][/justify]
[justify][size=2]Đầu năm 2010, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đã bắt đầu tiến hành tháo ngòi nổ cho hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới đáy hồ làm cho nước khí CO2 dưới đó sủi bọt lên và giải phóng bớt khí CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất ở đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: "Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”.[/size][/justify]