Bởi vì nó ảnh hưởng xấu tới khả năng làm papa của các boy đấy!!!
1. Hôm trước vào bệnh viện, em nghe một bạn trai nói là bị bể tinh Azoospermia. Em thắc mắc quá, không biết bệnh gì í là bệnh gì nhỉ? (Hoàng Phương)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Bế tinh Azoospermia là thuật ngữ nói về các trường hợp trong tinh dịch không có “tinh binh” và cả tế bào sinh tinh trong tinh dịch lẫn nước tiểu sau khi xuất tinh (khác hoàn toàn với trường hợp XY không có tinh dịch – gọi là aspermia – đấy nhé). Còn được gọi là vô tinh bế tắc, bế tinh Azoospermia thường gặp hơn aspermia và liên quan tới khoảng 10 – 15% trường hợp xuất tinh ở các boys đấy.
2. Có phải bể tinh Azoospermia có rất nhiều loại không ạ? và vì sao lại sinh ra bệnh này thế? (Duy Minh, HN)
Trả lời:
Chào bạn!
Bế tinh đúng là có rất nhiều loại, có loại cản trở trong hệ thống ống dẫn “tinh binh”; có loại không bế tinh tức là tinh hoàn không sản xuất hay sản xuất rất ít “tinh binh”. Trong đó bế tinh chiếm khoảng 40% các trường hợp Azoospermia.
Bạn cũng biết chức năng của cơ quan sinh dục XY là tạo ra và lưu giữ “tinh binh”. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ “dẫn đường” cho “tinh binh” ra ngoài cơ thể (quá trình xuất tinh). Quá trình này cũng được quy định bởi lượng hormone trong cơ thể.
“Tinh binh” được tạo thành trong suốt quá trình trưởng thành từ những tế bào sinh tinh có trước. Các bào tinh này “nằm gọn” trong các ống sinh tinh thuộc hai “hòn bi”. Sauk hi hình thành, “tinh binh” sẽ di chuyển vào trong mào tinh và quá trình “trưởng thành” của “tinh binh” sẽ hoàn tất tại đây. Thời gian từ khi sinh ra đến khi thành “chàng trai” của “tinh binh” kéo dài khoảng 10 – 12 tuần.
Khi tinh dịch không có “tinh binh” thì không có nghĩa là không có tinh dịch (aspermia) mà là “tinh binh” bị tắc nghẽn ở đâu đó. Đây là “hậu quả” của một sai khuyết trong một ống dẫn nào đó của hệ thống các ống dẫn tinh. Các ống chính có nhiệm vụ “vận chuyển” “tinh binh” gồm có: mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, bóng ống dẫn tinh và ống phóng tinh. Chỉ cần một trục trặc ở một trong các ống dẫn này là “tinh binh” có thể bị “kẹt” lại ngay.
Những trục trặc trong các ống dẫn có thể do bẩm sinh hoặc không. Thường thì trục trặc do bị nhiễm độc, để lại sẹo trong tinh hoàn. Hoặc tinh trùng bị tắc nghẽn do khuyết tật hay do thiếu đi một bộ phận ống dẫn nào đó. Ngoài ra, thắt ống dẫn tinh trong triệt sản nam cũng thường gây nên sự tắc nghẽn ống dẫn này.
3. Vậy thì căn bệnh nguy hiểm này có thể điều trị được không? (Lê Sơn, ĐN)
Trả lời:
Chào Lê Sơn!
Với những nhân bị bệnh Bế tinh Azoospermia thì thường được chữa trị bằng một cuộc giải phẫu. Với các chuyên gia có thể lấy “tinh binh” từ các mào tinh bằng vi phẫu thuật (MESA) hay đâm kim xuyên qua da (PESA).
PESA là biện pháp hút “tinh binh” từ mào tinh qua da. Bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ chích thẳng qua da vào mào tinh để hút “tinh binh” dưới kính hiển vi phóng đại 300 lần. Thủ thật chỉ kéo dài khoảng 5 – 10p và “khổ chủ” có thể ra về - sinh hoạt bình thường tức thì.
MESA là biện pháp hút “tinh binh’ từ mào tinh bằng vi phẫu thuật. Đây là kỹ thuật đòi hỏi dụng cụ vi phẫu và bác sĩ có trình độ vi phẫu cao. Phẫu thuật thường kéo dài 1 – 2 giờ và bệnh nhân có thể ra về sau 1 đêm, thậm chí là 3 – 6 giờ.
Trong một số trường hợp, khi không thể lấy được từ mào tinh, “tinh binh” có thể được lấy ra từ tinh hoàn để tiến hành thụ tinh nhân tạo hoặc có thể hút “tinh binh” từ mào tinh bằng phẫu thuật mở.
Tuy nhiên, ở nhiều boys, phẫu thuật lần đầu có thể không đem lại kết quả tốt. Khi đó, có thể phẫu thuật lại lần thứ 2 để đạt được kết quả khả quan hơn hoặc sẽ được dùng phương pháp khác. Thông thường là phương pháp trích “tinh binh” bằng cách hút “tinh binh” từ tinh hoàn qua da hoặc trích tinh trùng bằng phẫu thuật.