Charlotte ra đời với chứng lùn bẩm sinh (microcephalic osteodysplastic primordial dwarfism) - một rối loạn gene khiến người mắc bệnh không phát triển được kích cỡ bình thường.
Các bác sĩ tin rằng cả thế giới chỉ có 150- 200 người rơi vào tình trạng như vậy.

Chị Emma Newman, 28 tuổi, mẹ của bé, kể lại rằng chị chỉ có thể bế Charlotte khi đặt bé trong một túi hạt đậu bởi cô bé quá mỏng manh, chỉ nặng 478 gram khi chào đời sớm 4 tuần.
Dù thân hình tí hon như vậy, song Charlotte vẫn là đứa trẻ vui vẻ và lạc quan. "Con bé luôn luôn tươi cười", người mẹ kể. Ban đầu chị và chồng chỉ thấy con gái mình quá nhỏ, nhưng ba tháng sau, các chẩn đoán mới phát hiện ra chứng lùn bẩm sinh của em.

Cô bé đã biết bò, tuy nhiên không thể bước đi được mà không có người hỗ trợ, bởi các dây chằng gót chân của em quá căng.
Giờ đây Charlotte vẫn lớn, nhưng với tốc độ chậm hơn các bạn cùng lứa. Trong 12 tháng, em chỉ tăng 250 gram và chưa nói được, dù đã phát âm được từ "mam mam" và "bab bab" để chỉ mẹ và bố.
