Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt của đài truyền hình ABC về ca phẫu thuật, mẹ của cô bé cho biết bé đã từng rất sợ bị bạn bè coi thường vì đôi tai vểnh lạ kì của mình. Không chỉ có bạn bè của cô bé, bà cho rằng lời nói của người lớn đôi khi còn cay nghiệt hơn những sự trêu chọc của con trẻ khi họ dùng những từ như “con khỉ” hay “con ngố” để gọi lúc bé còn nhỏ.
Thậm chí, bé Samatha cũng từng bị bắt nạt ở trường vì đôi tai của em.
Vì nỗi lòng người mẹ không hề muốn sau này cuộc sống của con mình trở nên xấu đi, nên bà đã quyết định đưa cô bé đi phẫu thuật thẩm mỹ để làm đôi tai trở nên bình thường.
Bé Samantha trước và sau khi phẫu thuật đôi tai.
Trên thực tế, việc phụ huynh chấp nhận cho con phẫu thuật thẩm mỹ không còn là những trường hợp cá biệt, chỉ tính riêng trong năm ngoái nhu cầu can thiệp bằng dao kéo cho trẻ em đã tăng tới 30%.
Bác sĩ Pearlman, người thực hiện ca phẫu thuật, không cho rằng những can thiệp này là phẫu thuật thẩm mỹ, bởi vì theo ông, nó có thể giúp loại bỏ những dị tật trên cơ thế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm của bé Samatha vì bị trêu chọc và bắt nạt.
Bác sĩ cho biết: “Điều đó tùy thuộc vào cách nghĩ của mỗi người. Nhưng theo ý kiến chung của cộng đồng y tế thì đối với công nghệ giải phẫu thẩm mỹ, sửa tai không phải là một vấn để quá nghiêm trọng”.
Theo những hình ảnh trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình ABC, có lẽ chẳng có lý do gì để phán xét việc mẹ bé Samatha khi cho cô con gái nhỏ của mình đi phẫu thuật thẩm mỹ khi nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt nhỏ nhắn ấy: “Em vui như chưa bao giờ được vui như thế, Samatha cho biết.