[justify]BỆNH THỨ NHẤT: IU ĐẮM ĐUỐI HÀNG NGOẠI![/justify]
[justify]Đa số “teen sính ngoại” đều mắc bệnh “iu đắm đuối hàng ngoại” dẫn đến việc dị ứng hàng nội. K., lớp 12A6 trường M. - Q.3, là một trong những “bệnh nhân” đặc biệt này. Từ quần áo đến chiếc kính, đôi giày, bóp ví…của K. đều có xuất xứ từ “bên bển” với lí do hàng nội địa… quá dầy. Thực ra, đó chỉ là nguỵ biện bởi không phải sản phẩm nào trong nước cũng “dầy” mà chỉ vì K. dị ứng với hàng nội. Bệnh càng rõ hơn khi bạn bè mặc những chiếc áo sơmi Việt Tiến, Việt Thắng… đến trường, M. đều tỏ thái độ không thích.[/justify]
[size=1] [/size] |
[size=1]Nhiều teen vẫn cố mọi cách để có được hàng ngoại[/size]
[justify]Minh, cựu học sinh trường Nguyễn Du - Q.10, thì lại có thói quen xài hàng ngọaị từ hồi…mẫu giáo. Anh chàng kể năm nào người thân ở nước ngoài cũng gửi hàng ngoại về cho mặc nên không còn muốn dùng hàng nội địa nữa. Anh chàng luôn cho rằng chỉ có hàng ngọai mới tốt, bền và đẹp, còn hàng nội thì hoàn toàn không.Vì vậy hiện nay, để có từng cái áo cái quần, Minh cứ phải chạy ngược chạy xuôi nhờ vả bạn bè ở nước ngoài mua giúp rồi gửi về cho mình.[/justify]
[justify]Phác đồ điều trị:[/justify]
[justify]Bệnh “iu đắm đuối hàng ngoaị” như K, Minh thuộc dạng khó trị nhất. Bởi suy cho cùng nó thuộc về tâm lí. Như khi bạn iu quá đắm đuối một ai đó bạn rất dễ rơi vào trạng thái cực đoan, cho rằng không ai tốt hơn người đó nữa. Hàng Việt Nam không phải loại nào cũng xấu, dầy, khó mặc…, nếu bạn không tiếp xúc, tìm hiểu, lựa chọn mà đặt dấu chấm hết cho hàng Việt Nam thì rõ ràng là bạn “sính ngoại” quá đáng![/justify]
[justify]BỆNH THỨ HAI: NGƯỠNG MỘ HÀNG ĐẮT TIỀN![/justify]
[justify]Tuần trước, Mẫn (Q.7-tp.HCM) khoe với các bạn chiếc mắt kính “ hàng xách tay” từ Pháp mới mua với giá 700k. Tuần sau, anh chàng mặt mày méo xẹo bảo “Tớ ghé một cửa hàng tại Hồ Xuân Hương thấy một chiếc kính y chang được bán có…200k!”. Đánh trúng tâm lí ngưỡng mộ hàng đắt tiền, các shop thời trang đã hét giá “trên trời”. Mà lạ là sản phẩm được hét giá càng cao thì teen càng “tin sái cổ” đó mới là hàng ngoại, hàng xịn![/justify]
[justify]Hoàng Luân - Hoàng Nguyên, sinh viên năm 2 trường ĐH Kỹ thuật công nghệ, hiện đang kinh doanh qua mạng cho biết “Tụi mình có quen một mối lấy hàng Trung Quốc ở Hà Nội. Lấy về, tụi mình chỉ cần đội giá lên rồi giới thiệu trên web, blog là hàng Singapore… là các bạn teen nhào vô đặt hàng mà không quan tâm giá cả. Khách “ruột” của tụi mình là một nhóm teen đến từ Cần Thơ, nhóm này mỗi lần mua gần 10 món, mỗi món giá 180-200k, kèm theo tiền vận chuyển là 20k/món. Cứ vài tháng, nhóm bạn này lại bỏ ra vài triệu đồng mua đồ mà không hề sợ…phỏng tay!”.[/justify]
[justify]Phác đồ điều trị:[/justify]
[justify]Cần cho “bệnh nhân” biết rằng những món đồ mà họ mua về, giá có thể rất đắt, nhưng chưa chắc đã là hàng ngoại xịn. Trước khi quyết định tự nguyện… phỏng tay, “bệnh nhân” nên “đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng”, vì một món hàng hiệu ngoại nhập thật sự xịn, ngoài giá tiền “trên trời” còn có những tiêu chuẩn khác để nhận biết .[/justify]
[justify]BỆNH THỨ BA: ĐAM MÊ HÀNG HIỆU[/justify]
[size=1] [/size] |
[size=1]Ủng hộ hàng VN![/size]
[justify]Hàng hiệu và sở thích “thể hiện đẳng cấp cá nhân” qua hàng hiệu đã khiến các bạn mờ mắt trước chất lượng. Có những sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại gắn mác nổi tiếng, bán đắt gấp 4-5 lần giá trị thật sự mà vẫn được teen Việt bỏ tiền mua về[/justify]
[justify]M., chủ một shop thời trang chuyên về hàng hiệu trên đường VVT - Q.3, thường xuyên có những chuyến xuất ngoại để “rinh” hàng USA bên hông… Trung Quốc, Thái Lan về bán với giá chỉ bằng khoảng 1/3 giá hàng “hiệu” thật. M. giả đò “bật mí”: “Hàng tui xách tay về nên không phải đóng thuế, không tính phí vận chuyển nên giá mới rẻ hơn hàng hiệu người ta hay bán!”. Nhiều teen đâu thể biết được chỉ cách vài con đường, một đôi giày Ecko chính hiệu có giá 2 triệu đồng, qua một shop thời trang khác (như shop của M.) lại chỉ có 500.000 đồng![/justify]
[justify]Chị em Phương Thuỳ, sinh viên trường Kinh Tế, “fan” của hàng “hiệu”, cũng vì mê hàng ngoại giá rẻ nên từng bị lầm. Thuỳ tức giận kể “Mình đọc được trên mạng thấy cái túi màu tím nhung hiệu Victoria Secret bán có 450K, mình vội vàng liên hệ điện thoại để mua, sau này mình phát hiện đó chỉ là cái túi đựng bộ gift set bao gồm sữa tắm, nước hoa , dưỡng da, mà cả bộ gồm cả túi và sản phẩm bán sale chưa đến 20USD. Hic hic!”.[/justify]
[justify]Phác đồ điều trị:[/justify]
[justify]Không có cách điều trị hiệu quả bệnh “đam mê hàng hiệu” hơn kinh nghiệm xương máu của chính “bệnh nhân”. Phải qua vài lần “quê độ” mua hàng hiệu rồi “tức cành hông” vì đó chỉ là hàng nhái, hàng giả, hàng đính kèm… bạn mới thấm thía cảm giác “dân chơi nửa mùa”, “tiền mất…mà đồ dỏm phải… mang” chỉ vì mình quá sính ngoại và thiếu kiến thức về hàng hiệu.[/justify]
[justify]Thích sử dụng hàng đẹp, hàng tốt, hàng xịn là nhu cầu rất chính đáng của tất cả mọi người chứ không riêng gì teen chúng mình nhưng điều cần thiết là bạn phải lựa chọn một sản phẩm đẹp, tốt, xịn nhưng phải hợp lí với số tiền mà bạn bỏ ra. Hoàn toàn không có những đẳng thức như thế này, hàng ngoại = hàng xịn, hàng đắt tiền = hàng ngoại = hàng xịn, hàng ngoại = hàng xịn = hàng hiệu. Và trên thực tế bạn cũng biết là có rất nhiều hàng nội đẹp, tốt, xịn không thua ai. Nếu như bạn cố gắng đua theo hàng ngoại mà bất chấp số tiền “mồ hôi công sức” của ba mẹ bỏ ra, bất chấp những kiến thức tiêu dùng hữu ích, hoàn toàn không cần “đếm xỉa” đến hàng nội thì bạn đúng là một teen sính ngoại quá đáng![/justify]