Bị Trung Quốc phản đối, Mỹ và Hàn Quốc hoãn cuộc tập trận trên biển Hoàng Hải từ tháng 6. Tới nay, hai nước này vẫn chưa quyết định có diễn tập như tuyên bố hay không.
[justify]>> Giải mã hành động quân sự dồn dập của Mỹ 'áp sát' Trung Quốc
Chưa rõ nguyên nhân chính của việc trì hoãn này là gì nhưng có thể là Mỹ lo ngại Trung Quốc đáp trả. Tờ Quang minh nhật báo của Trung Quốc đăng bài viết của ông Tôn Nhất Sơn cho rằng, Mỹ sẽ bị thiệt hại nặng nếu đưa hàng không mẫu hạm vào Hoàng Hải. [/justify]
Trung Quốc có nhiều tàu ngầm hạt nhân hiện đại. |
[justify]Ông khẳng định: “Trong quá khứ nếu ai nói thế này thì chắc bị coi là điên rồ. Nhưng nay, đây là điều hoàn toàn thực tế”. Mỹ trỗi dậy nhờ một loạt các cuộc chiến tranh, từ chiến tranh với Tây Ban Nha, tới Thế chiến thứ I, rồi Thế chiến thứ II…, tất cả đều có liên quan trực tiếp tới sự lớn mạnh của nước Mỹ. Thế nhưng cũng có những cuộc chiến tranh khiến Mỹ “thân bại danh liệt” như chiến tranh Triều Tiên, cuộc chiến Việt Nam, Iraq và Afganistan.
Xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Hoàng Hải hay biển Đông trong thời điểm hiện tại sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của nước Mỹ. Nguyên nhân là từ sau Thế chiến thứ II, chỉ có cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ I năm 1991 là mang lại lợi ích cho Mỹ.[/justify]
[justify]Trong khi đó, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở nước này tuy khá hơn nhưng chưa chấm dứt hoàn toàn. Do đó, Mỹ sẽ không dám chiến tranh với Trung Quốc bởi ngay cả trong trường hợp chiến thắng, Mỹ cũng “mất máu nặng”.[/justify]
Hải quân Trung Quốc lớn mạnh không ngừng. |
Bài báo còn phân tích đây là lúc có thể đánh cho Mỹ một đòn chí mạng. Ông Tôn cho rằng: “Vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta là chủ nợ lớn của Mỹ và có thể chúng ta sẽ không đòi được nợ nếu chiến tranh xảy ra. Thế nhưng món nợ đó thật ra cũng chỉ như bánh vẽ, chúng ta không bán được và cũng không trao đổi được”.[/justify]
[justify]Ngược lại, khi chiến tranh nổ ra, đó sẽ là lúc Mỹ mất hết uy tín và phá sản. “Hãy tưởng tượng khả năng Đài Loan trở về với Đại lục, rồi các vấn đề khác như nhân dân tệ, Đạt Lai Lạt Ma, Pháp Luân Công và Tân Cương sẽ được giải quyết. Hơn nữa, chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về Trung Quốc vì đây cũng là lúc thuận lợi để tiến hành cải cách sâu rộng, đổi mới Trung Quốc”, ông nhận định.[/justify]
[justify]Do đó, ông Tôn kết luận không cần lo ngại hàng không mẫu hạm của Mỹ mà nên xông lên tiêu diệt. “Chúng ta sẽ kiên quyết tiêu diệt bất cứ kẻ nào dám xâm lăng bờ cõi của chúng ta”, ông Tôn nhấn mạnh.[/justify]
[justify]Theo ông Tôn, gần như toàn bộ các vấn đề mà Trung Quốc đang phải giải quyết (Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương, Ấn Độ, Trung Á và Pháp Luân Công…) đều nảy sinh do Mỹ. Vì thế, đương đầu với Mỹ là cách giải quyết tận gốc các vấn đề trên.
Hơn nữa, theo ông Tôn, “Đối thủ của Mỹ là Trung Quốc, chứ không phải một quốc gia nào khác. Mỹ không thể đối phó với Iraq và Afghanistan, thì cơ hội với Trung Quốc là bao nhiêu? Khi Mỹ có trong tay bom hạt nhân và Trung Quốc không có, Trung Quốc không sợ gì Mỹ. Tại sao bây giờ Trung Quốc lại phải sợ?”. Do đó, ông khẳng định: “Xung đột vũ trang với Trung Quốc ở Hoàng Hải hay biển Đông sẽ là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của nước Mỹ”. [/justify]
Mỹ bị cáo buộc đứng sau rối loạn ở Tân Cương. |
[justify]Không biết có phải là do quan ngại phản ứng dữ dội từ Trung Quốc hay không mà tới nay, Mỹ và Hàn Quốc chưa ra quyết định cuối cùng về địa điểm tập trận. Thậm chí, trước đó, cuộc tập trận này bị hoãn lại bởi theo kế hoạch ban đầu, nó được tổ chức vào tháng 6 trên biển Hoàng Hải nhưng bị hoãn để đợi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc kết thúc các phiên họp về vụ chìm tàu Cheonan. Nay phiên họp kết thúc nhưng Mỹ và Hàn Quốc vẫn chưa ra quyết định cuối cùng.[/justify]
[justify]Trong khi chưa rõ là Mỹ và Hàn Quốc có thực sự tập trận hay không thì xuất hiện nhiều tin đồn Trung Quốc có thể đã phóng thử loại tên lửa đạn đạo có tên gọi là "sát thủ của hàng không mẫu hạm" trong cuộc tập trận 30/6-5/7.[/justify]
[justify]Theo BBC, đây có thể là tên lửa đạn đạo chống tàu chiến tối tân nhất mà chưa quốc gia nào sử dụng. Nếu loại tên lửa này được mang ra thử, thì đó sẽ là hành động gây quan ngại cho các nước trong khu vực. BBC dẫn nguồn từ South China Morning Post cho rằng, loại tên lửa này có thể là một dạng cải tiến của tên lửa tầm trung DF-21D mang đầu đạn tối tân, có khả năng tự vận hành nhằm vào mục tiêu.[/justify]
Trung Quốc có thể đã bắn thử "siêu tên lửa". Ảnh minh họa. |
[justify]Nhiều chuyên gia quân sự trong khu vực cho rằng, ngay cả khi loại tên lửa đạn đạo mới này không được “trình làng” trong lần tập trận vừa qua, nó cũng sẽ sớm được ra mắt bởi Bắc Kinh chắc chắn muốn "răn đe" các nước bằng cách thể hiện năng lực tự vệ của mình.[/justify]