Bao Công tên thật là Bao Chửng (999 - 1062), tự Hy Nhân. Ngoài ra, ông còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, Bao học sĩ hay Bao Long Đồ. Ông nổi tiếng là một vị quan “thanh liêm, chấp pháp nghiêm chỉnh, không khiếp sợ quyền uy hay vị nể tư tình” dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông (1022 - 1063).
Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển vượt bậc. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt là Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.
Những sự thật thú vị về Bao Thanh Thiên
Hình ảnh Bao Thanh Thiên với khuôn mặt đen và vầng trăng trên trán vốn không xa lạ gì với khán giả Việt Nam. Tuy nhiên, sự thật không như người ta tưởng.Thực tế, mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vầng trăng trên trán. Tạo hình Bao Công ta thấy trên phim ảnh là kết quả do bị ảnh hưởng của Kinh Kịch, hát bội. Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.
Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm ty. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Theo sử sách, ông được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng nào về sự phò tá của Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy dâu họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ ông bà đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.
Phủ Khai Phong
Khai Phong nằm ở tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 808km, từng là kinh đô của nhà Tống.
Phủ Khai Phong rộng 60 hecta, gồm nhiều sân bãi, thành lầu, nha môn, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, nhà khách, nhà lao… Ngày nay, phủ Khai Phong đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch mỗi khi đến Hà Nam.Mỗi ngày, tại phủ Khai Phong, Ban quản lý phủ tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau như tái hiện cảnh Bao Công đi tuần, con gái Vương thừa tướng ném tú cầu kén chồng.Phía ngoài phủ, người ta đặt một chiếc trống to, vốn dành cho dân chúng đánh kêu oan. Bên trong nha môn là nơi xét xử các vụ án với “Cẩu đầu trảm”, “Hổ đầu trảm” và “Long đầu trảm” nổi tiếng.“Cẩu đầu trảm” là hình phạt dành cho người phạm tội là thứ dân. “Hổ đầu trảm” dành cho các bậc quan lại và "Long đầu trảm” là kết quả cho họ hàng, thân thích với vua chúa nhưng không chịu tu thân tích đức.
Trong suốt thời gian làm quan, ông đã phá được nhiều vụ án, giúp dân cư an hưởng thái bình, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển vượt bậc. Nghe tiếng Bao Công tận tụy và thanh liêm, nhà vua triệu ông về kinh giao cho chức Trung thừa, rồi lần lượt là Giám sát ngự sử, Trực học sĩ Long đồ các, Tam tư Hộ bộ Phó sử, đến Thiên Chương các Thị chế (nên người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).
Năm 1062, ông lâm bệnh và mất ở nơi làm việc, hưởng thọ 64 tuổi. Điều đáng nói là thời gian từ lúc ông lâm bệnh cho đến khi mất chỉ 13 ngày, nên người ta vẫn cho rằng ông qua đời một phần do thuốc của nhà vua ban cho. Lúc sinh thời, Bao Chửng từng xử những vụ án vạch mặt bọn thái y nên bị bọn chúng căm ghét. Rất có thể, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của vị quan thanh liêm này. Hoàng đế Tống Nhân Tông đã đích thân làm chủ lễ truy điệu, phong cho Bao Công làm Lại bộ Thượng thư, ban cho thụy hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Ngài còn phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cửu ông về mai táng tại quê nhà.
Những sự thật thú vị về Bao Thanh Thiên
Hình ảnh Bao Thanh Thiên với khuôn mặt đen và vầng trăng trên trán vốn không xa lạ gì với khán giả Việt Nam. Tuy nhiên, sự thật không như người ta tưởng.Thực tế, mặt Bao Công không hề đen và cũng không có vầng trăng trên trán. Tạo hình Bao Công ta thấy trên phim ảnh là kết quả do bị ảnh hưởng của Kinh Kịch, hát bội. Trong nghệ thuật Kinh Kịch, các diễn viên thường phải hóa trang mặt nạ trước khi biểu diễn. Mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho nghiêm túc, công chính liêm minh, quân tử. Do đó, mặt Bao Công được tô đen để khắc họa bản tính liêm chính của ông.
Theo truyền thuyết, Bao Công là Văn Khúc Tinh trên trời giáng trần. Vì vậy, ngoài việc xử án ban ngày ở dương gian, ban đêm, ông còn phải xử án ở âm ty. Vầng trăng trên trán ông tựa như ánh trăng soi sáng công lý ngay cả ở những nơi tăm tối nhất.
Bao Công làm quan phủ doãn phủ Khai Phong chỉ trong vòng 1 năm. Thời gian còn lại, ông được thăng chức Thừa tướng, Ngự sử đài. Theo sử sách, ông được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng nào về sự phò tá của Công Tôn Sách, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ.Nếu trong phim, ta cảm phục Bao Công sống cả đời một mình, hết lòng chăm lo cho dân chúng thì thực tế, Bao Công có một người vợ họ Đổng và một người thiếp họ Tôn. Ông có một người con trai, lấy dâu họ Thôi. Nhưng chỉ hai năm sau, con trai cũng bỏ ông bà đi. Đến năm Bao Công 59 tuổi, người thiếp họ Tôn sinh cho ông người con thứ hai. Đứa con út sau này được chị dâu của ông nuôi dưỡng.
Phủ Khai Phong
Khai Phong nằm ở tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 808km, từng là kinh đô của nhà Tống.
Phủ Khai Phong rộng 60 hecta, gồm nhiều sân bãi, thành lầu, nha môn, nơi làm việc, nơi nghỉ ngơi, nhà khách, nhà lao… Ngày nay, phủ Khai Phong đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch mỗi khi đến Hà Nam.Mỗi ngày, tại phủ Khai Phong, Ban quản lý phủ tổ chức rất nhiều hoạt động khác nhau như tái hiện cảnh Bao Công đi tuần, con gái Vương thừa tướng ném tú cầu kén chồng.Phía ngoài phủ, người ta đặt một chiếc trống to, vốn dành cho dân chúng đánh kêu oan. Bên trong nha môn là nơi xét xử các vụ án với “Cẩu đầu trảm”, “Hổ đầu trảm” và “Long đầu trảm” nổi tiếng.“Cẩu đầu trảm” là hình phạt dành cho người phạm tội là thứ dân. “Hổ đầu trảm” dành cho các bậc quan lại và "Long đầu trảm” là kết quả cho họ hàng, thân thích với vua chúa nhưng không chịu tu thân tích đức.
Phía cuối phủ Khai Phong là nhà lao để giam giữ phạm nhân chờ ngày xét xử, hành hình. Nhà lao được chia làm 2 khu, khu nam và khu nữ. Bên ngoài nhà lao, Ban quản lý đã cho giữ lại gông đeo cổ, xe tù… để du khách thấy được toàn bộ cách làm việc, sinh hoạt, xét xử, giam giữ tù nhân… của phủ Khai Phong ngày xưa.
3ahaa3 Thank Mình Phát Nhé Mem Mới
[justify]
[/justify]
[/justify]