Hà Tĩnh: Thiệt hại nặng về bão số bão số 3
Theo báo cáo nhanh của UB Phòng chống lụt bão Hà Tĩnh, tính đến thời điểm hiện nay Lộc Hà, Nghi Xuân là hai huyện chịu thiệt hại nặng nhất trong cơ bão số 3. Công an tỉnh Hà Tĩnh phải huy động 300 cán bộ chiến sỹ, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh huy động 200 cán bộ chiến sỹ để tổ chức sơ tán dân cư và đảm bảo an ninh trật tư ở khu vực nơi di dời dân, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã bố trí 150 cán bộ chiến sỹ sẵn sằng chi viện cho các địa phương khi có tình huống.
[size=3]Theo dòng sự kiện[/size] >> Bão bất ngờ tăng tốc, đổ bộ Nghệ An - Thanh Hóa >> Miền Trung cấp tập chống bão >> Khách đi tàu cao tốc ngất xỉu vì bão | Đến 18g ngày 24-8, huyện Lộc Hà có 3 người bị thương đó là ông Chu Văn Hướng, Trần Nho Thiết (đều ở xóm 2, xã Tân Lộc) và ông Phạm Bá Tuấn (ở xã Ích Hậu) phải chuyển đi cấp cứu. Theo thống kê ban đầu huyện này có 11 nhà sập, 444 nhà bị tốc mái, 77 phòng học bị hư hỏng và 2.660 ha lúa bị ngập nặng. Bên cạnh đó đã có 0,8 km tuyến đê xung yếu ở xã Hộ Độ bị vỡ, 8.012 m3 đất bị sạt lở. Ngoài ra huyện này còn có hàng chục km đường bị sạt và hàng trăm cột bị gãy. |
Đến 19g ngày 24-8, theo BPCBL Hà Tĩnh vẫn chưa thống kê được thiệt hại. Hiện cây cối, cột điện bị ngã đổ cản trở giao thông đi lại rất khó khăn. Cột ăng ten viễn thông ở huyện Nghi Xuân bị sập gãy. Lúa hè thu bị bão làm đổ và ngập 10.500 ha… Trong khi chống bão ở xã Gia Hanh, Can Lộc có thêm một người bị thương, nâng số người bị thương do bão số 3 gây ra là 4 người.
Vào lúc 11g30 ngày 24-8, vùng trung tâm bão số 3 đã trực tiếp đi vào vùng biển Kỳ Anh, (Hà Tĩnh) gây gió mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Nhiều cây bị gãy, nhiều nhà dân bị tốc mái.


Qua điện thoại, ông Trần Bá Song, Chủ tịch huyện Kỳ Anh cho biết hiện giờ trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã có mưa to và mưa rất to. Tuy tâm bão đi cách đất liền 90km nhưng đã gây gió giật cập 9, cấp 11.
14g chiều ngày 2-8, ông Bùi Lê Bắc, Chánh văn phòng PCBL Hà Tĩnh cho biết bão số 3 đã đi vào vùng biển và đang ảnh hưởng nặng. Hiện giờ bão đã gây gió giật cấp 10, cấp 11 ở huyện Cẩm Xuân, Lộc Hà, Nghi Xuân.
Trước sự diễn biến phức tạp của bão, ông Phạm Văn Dương, Chủ tịch huyện Lộc Hà, người trực tiếp chỉ huy, cho biết: “Hiện nay ông bà già, phụ nữ, trẻ em đã di dời đến nơi an toàn. Ngoài ra huyện Lộc Hà cũng đã điều lực lượng quân sự, công an, huyện đội, dân quân đi hộ đê, giúp dân sơ tán tài sản. Đến thời điểm này, toàn bộ tàu thuyền rất an toàn. Bên cạnh đó, chúng tôi đang cử người túc trực tuyến đê Hộ Độ”.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, đến thời điểm này ở huyện Lộc Hà đã có gió bão giật rất mạnh và gây mưa to và rất to. Tại các xã Thạch Châu, Thịnh Lộc, Thạch Bằng, Hộ Độ, Thạch Kim… đã có nhà tốc mái. Xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là xã Thỉnh Lộc.
Đi dưới mưa bão, chúng tôi đi qua con đường nào của huyện Lộc Hà thấy cây cối đổ ngã nghiêng. Hiện diễn biến mưa bão tại huyện Lộc Hà rất phức tạp.






Nghệ An: 3000 nhà tốc mái; 3 tàu bị chìm
Đêm 24-8, tại tỉnh Nghệ An, bão số 3 đã đổ bộ đã làm ba người bị thương; hơn 3.000 nhà bị tốc mái, ngập, một tàu chở hàng mắc nạn và ba tàu đánh cá của ngư dân bị chìm.
Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết, anh Võ Đình Hương và anh Viêm (ở xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bị bão quật bị thương nặng; một người dân xã Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc) leo lên mái nhà sửa mái bị tốc đã bị bão đẩy ngã từ trên mái nhà xuống gãy chân.
Ba tàu đánh cá của ngư dân ở xã Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu) và xã Diễn Bích (huyện Diễn Châu) neo đậu bên bờ biển bị sóng đánh đứt neo, chìm xuống biển.
Chiều 24-8, tàu Xuân Hòa 36 chở 350 tấn hàng với 12 thuyền viên trên đường vào bờ trú ẩn bị mắc nạn trên biển. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An khi nhận được tín hiệu kêu cứu đã ngay trong đêm 24-8 ra cứu đưa 12 thuyền viên vào bờ.
Tại huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu (Nghệ An), nơi tâm bão đi qua khiến hơn 3.000 nhà dân bị tốc mái và sập; hàng trăm cột điện lớn, nhỏ ngã đổ; gần 20.000 ha lúa sắp thu hoạch và hoa màu bị nhấn chìm trong nước.
Chiều và đêm 24-8, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An bị mất điện lưới. Đường tỉnh lộ 589 A nhiều đoạn qua huyện Nghĩa Đàn ngập trong lũ. Quốc lộ 48 nhiều điểm bị sạt lở.Ách tắc giao thông từ huyện Diễn Châu đi huyện Nghĩa Đàn.

Cho đến 20g30 đêm 24-8, trên địa bàn TP Vinh mưa vẫn xối xả. Nhiều đoạn đường bị ngập; nhiều cây xanh đổ, gây ách tắc giao thông.
10 ngư dân Đà Nẵng mất tích: Nhốn nháo chờ tin từ biển
Tin tàu cá ĐNa 61406 của bà Nguyễn Thị Ban (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) cùng 10 ngư dân bị đứt dây trên đường cứu hộ vào bờ ngay trong đêm bão nổi ngoài khơi đã khiến cả làng chài nghèo bên sông Hàn nhốn nháo.

Có lẽ chưa khi nào những người vợ, người mẹ này đang sống trong những giây phút tuyệt vọng nhất đến vậy.
Để cầu mong sự bình yên sẽ đến với người thân của mình, ngay trong ngày 24-8, bà Ban quyết định lập một chiếc bàn thờ trước cửa nhà mình, trong xóm nghèo. Phía trong ngôi nhà nhỏ, hơn 40 con người với vẻ mặt thất thần, bồn chồn lo lắng…
Chiều tối 24-8, ông Bùi Tân Nguyên – phó giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 cho biết: vào thời điểm tàu cứu nạn Sar 412 tiếp cận được với tàu cá ĐNa 61406 là khoảng 16g ngày 23-8, tuy nhiên do sóng quá lớn,tàu cứu nạn không thể cập mạn tàu để đưa ngư dân lên tàu được.
Giải pháp duy nhất là quăng dây kéo qua tàu cá rồi tìm cách lai dắt tàu vào bờ. Nhưng sau 5g lai dắt trong dông bão, đến 21g cùng ngày, khi quay lại thì lực lượng cứu hộ phát hiện dây kéo đã đứt tự khi nào. Tàu Sar 412 đã quay lại tìm kiếm nhưng vô vọng.

Trước tình trạng nguy cấp, 9g sáng 24-8, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã điều động thêm 4 tàu cứu hộ cứu nạn của các lực lượng Hải quân, Biên phòng và tàu cứu nạn Sar 2107 cùng 1 máy bay lên thẳng của sư đoàn 372.
“Các lực lượng cứ hộ đã quần nát cả một vùng biển rộng lớn nhưng vẫn chưa tìm ra dấu tích của họ”, ông Huỳnh Vạn Thắng- phó trưởng ban phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng xót xa.
Theo bà Ban, danh sách những người đi trên tàu ĐNa 61406 bị mất tích ngoài chồng và con của bà, còn có 2 cha con khác là ông Nguyễn Thanh Tùng cùng con Nguyễn Thanh Toàn (Duy Xuyên), Ngô Văn Ba (Duy Xuyên), Nguyễn Văn Nga, Nguyễn Lội, Lê Văn Đẩy, Bùi Văn Thành và một người tên Xuân cùng ở phường Nại Hiên Đông (Đà Nẵng).
Quảng Bình: quốc lộ 12A, quốc lộ 15A bị cắt đứt
Từ đêm 23 đến ngày 24-8, lượng mưa đo được ở trạm thuỷ văn Đồng Tâm và Mai Hoá huyện Tuyên Hoá gần 280mm, Minh Hoá 378mm… mực nước sông Gianh vùng thượng nguồn lên trên mức báo động I là 1,7m. Từ sáng sớm ngày 24-8 Quảng Bình có gió giật cấp 8, cấp 9.
Mưa lớn đã làm tuyến quốc lộ 15A từ thị trấn Đồng Lê (Tuyên Hoá) đi Tân Ấp giáp với huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh bị ngập lụt và sạt lở nặng nề nhiều chỗ. Đoạn qua đèo Khe Nét vách taluy dương sạt lở trên chiều dài hơn 20m với hàng trăm khối đất đá đổ xuống mặt đường, đến 15g mới khắc phục được và thông xe đoạn đèo Khe Nét này.

Đoạn cầu tràn Quảng Hoá ngập sâu tới 3m, dài hơn 30m. Ông Lê Nam Giang, phó chủ tịch UBND huyện Tuyên Hoá, cho biết là giao thông từ xã Kim Hoá về Lê Hoá đã bị cắt đứt hoàn toàn từ đêm 23-8 vì bị ngập lụt sâu và nước lũ tràn qua các ngầm chảy rất mạnh. Đến chiều tối 24-8 người dân địa phương vẫn chưa qua được đoạn đường này. Những người muốn về xã Lê Hoá đều chỉ còn một cách là đi bộ dọc theo tuyến đường sắt Bắc - Nam.
Quốc lộ 12A từ quốc lộ 1A đi cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Minh Hoá) bị ách tắc hai đoạn tại km 138+100 thuộc xã Dân Hóa do bị sạt lở trên 10.000m3 đất đá và đoạn Cha Lo 3 bị ngập sâu hơn 1m. Tuyến đường 16 (Lệ Thuỷ) tại km 5+700 bị ngập sâu 1,7m. Các tuyến đường trên đều bị ách tắc hoàn toàn cho đến chiều tối ngày 24-8. Đường Hồ Chí Minh nhánh phía Đông đoạn km 909+911 cũng bị ngập sâu 0,5m nhưng không bị ách tắc.
Một cơn lốc xoáy quét qua địa bàn hai xã Duy Ninh và Hiền Ninh đã làm một nhà dân bị sập, 30 nhà tốc mái và hư hỏng, hai trường học cũng bị tốc mái, rất may là không có học sinh nào bị thương.
Toàn tỉnh có 2.055ha lúa vụ hè thu đã vào thời kỳ chín rộ bị ngập sâu từ 0,5-0,7m và 300ha ao hồ nuôi trông thuỷ sản bị ngập nặng. UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các địa phương, ban ngành tập trung tiêu úng cứu lúa hè thu.
Thanh Hóa: Một tàu vận tải bị đắm, sáu thủy thủ thoát chết
Chiều 24- 8, nguồn tin từ Văn phòng UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, chiếc tàu vận tải mang tên Đức Minh, số hiệu TH 0418 đã bị sóng biển đánh chìm cách bờ biển thuộc địa bàn thôn Xuân Vi, xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) khoảng gần 500m.
Khi con tàu trên bị sóng đánh chìm, sáu thủy thủ trên tàu may mắn được chính quyền và nhân dân địa phương giải cứu gồm: Nguyễn Văn Trọng (thuyền trưởng), Nguyễn Văn Thu, Lê Văn Bình, Nguyễn Văn Luân, Trương Văn Dân, đều trú tại xã Hoằng Thanh, và Nguyễn Văn Long, quê ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa).
Tàu TH0418 có trọng tải trên 800 tấn, khi lưu thông qua khu vực vùng biển xã Hoằng Thanh đã bị mắc cạn, không thể vào bờ được. Khoảng 15h30 phút ngày 24- 8, khi thấy gió bão có dấu hiệu mạnh lên, mưa to, thuyền trưởng Nguyễn Văn Trọng đã quyết định cắt dây neo cho tàu trôi vào gần bờ, sau đó tìm cách liên lạc với người thân. Sau khi nhận được thông tin, người nhà các thủy thủ đã cho phương tiện ra cứu người. Hiện sáu thủy thủ trên tàu TH 0148 đã vào bờ an toàn.
Chưa có tín hiệu tàu cá ĐNa 61406 bị mất tích
Hồi 15h15 hôm nay tàu TH 0364/ 3 lao động, trọng tải 300 tấn đang trên hành trình từ Thanh Hoá ra Quảng Ninh đến cách cửa Trà Lý (Thái Bình) khoảng 4 hải lý về phía Đông Nam đã bị chết máy thả trôi trong khu vực sóng gió cấp 6, cấp 7. Biên phòng Thái Bình đã điều động tàu BP 031101 và 5 cán bộ chiến sỹ xuất phát đi cứu hộ cứu nạn tàu TH0364.
Về công tác tìm kiếm cứu nạn 10 thuyền viên tàu cá ĐNa 61406: Lúc 14h00 ngày 23-8 tàu SAR 412 rời bến đi cứu nạn. Đến 16h42 cùng ngày tàu SAR 412 đã buộc xong dây với tàu cá và đến 16h45 tàu SAR 412 bắt đầu kéo tàu cá ĐNa 61406 về Đà Nẵng. Nhưng đến 21h10 cùng ngày, thông tin từ SAR 412 cho biết trong khi lai dắt đến toạ độ 16005’N- 108025’E (cách Đà Nẵng khoảng 5 hải lý về phía Đông), do sóng to, gió lớn làm đứt dây lai, mất liên lạc với tàu ĐNa 61406.
Hiện nay các tàu SAR412, HQ635 đang tìm kiếm tàu ĐNA 61406 tại khu vực Cù Lao Chàm, tàu SAR 2701, BP 681209 đang tìm kiếm tại khu vực Hòn Ong, Cửa Đại, 2 tàu cá của ngư dân TP Đà Nẵng đang tìm kiếm tại khu vực Đông Bắc Cù Lao Chàm. Các tàu TKCN và máy bay Trực thăng Mi 171 của Quân chủng PK- KQ đang cố gắng tích cực tìm kiếm, cứu nạn tàu cá ĐNa 61406 bị mất tích song chưa có kết quả.
Nghệ An: Nguy cơ vỡ đê sông Mơ
Lúc 16g30, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Hồ Phúc Hợp cho biết-đê sông Mơ bảo vệ hàng trăm hecta ao hồ nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Quỳnh Lưu có nguy cơ bị vỡ,
Trong gió bão điên cuồng, hàng trăm dân quân của huyện đang tập trung huy động đất đá cứu chữa. Đây là sự cố đầu tiên xảy ra trên tâm bão Quỳnh Lưu với sức gió giật cấp 10,11.
Rất may hơn 3000 người dân các xã giáp vùng biển Thanh Hóa như Quỳnh Lập, Quỳnh Phương đã kịp sơ tán sáng nay.
Trước đó, lúc 16g lốc bão đã đổ bộ vào huyện ven biển Diễn Châu với sức gió trong đất liền giật cấp 8,9; ngoài biển giật cấp 11,12. Hàng ngàn người dân vùng nguy hiểm cũng đã được di dời. Rất nhiều cột điện, cây cối đổ ngổn ngang chặn đường đi.
Tại vùng biển Cửa Hội, huyện Nghi Lộc một tàu Xuân Hòa 36 chở 300 tấn hàng và 12 thủ thủy đang kêu cứu để được vào bờ. Ban phòng chống bão lụt Nghệ An đã liên hệ tàu cứu hộ Hàng Hải giải cứu. TP.Vinh cũng chìm trong mưa và gió giật trên cấp 8. Tất cả các đường phố ngập trong nước dâng hơn nửa mét.
Tất cả lãnh đạo tỉnh Nghệ An đang có mặt tại các tâm bão Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Hiện chưa biết rõ thiệt hại do cơn bão gây ra.


Quảng Ngãi: Trên 1.000 hecta lúa bị ngập chìm trong nước
Mưa lớn hoành hành trong những ngày qua đã khiến cho 1.050 hecta lúa hè thu ở hai huyện Mộ Đức và Đức Phổ (Quảng Ngãi) bị ngập chìm trong nước. Trước tình hình này, Ban chỉ huy PCLBTKCN tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo Ban chỉ huy PCLBTKCN các huyện Mộ Đức, Đức Phổ thực hiện các biện pháp cứu lúa kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Cụ thể, cắt nước toàn bộ hệ thống Thạch Nham, Núi Ngang, đóng các cửa điều tiết, tháo dở ván phay tại các đập, và huy động lực lượng dân quân tại địa phương tiến hành giúp nhân dân thu hoạch diện tích lúa bị ngập.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn biên phòng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi và phối hợp với các máy ICOM cộng đồng thông báo diễn biến tình hình bão số 3, thường xuyên duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên biển để chủ động phòng tránh, nắm số lượng người, phương tiện đang hoạt động trên các vùng biển, tập trung trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa và chuẩn bị phương án PCLBTKCN. Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, tính đến cuối giờ chiều này, tỉnh Quảng Ngãi còn 781 thuyền/6.865 lao động đang ở trên biển.
Cụ thể, vùng biển quần đảo Hoàng Sa 16 thuyền/220 lao động, vùng biển quần đảo Trường Sa 78 thuyền/1.596 lao động; vùng biển các tỉnh phía Bắc 214 thuyền/1.911 lao động; vùng biển các tỉnh phía Nam 211 thuyền/ 1.615 lao động; vùng biển Quảng Ngãi 262 thuyền/ 1.523 lao động. Mưa lớn hoành hành ở huyện đảo Lý Sơn cũng đã làm cho 5 hecta đất nông nghiệp bị xói lở, 124 hecta hoa màu bị hư hỏng gây thiệt hại nặng cho người dân.
Thanh Hóa: sơ tán tránh bão
Chiều 24- 8, Văn phòng UBND huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết: Để đối phó với cơn bão số 3, theo kế hoạch địa phương sẽ phải di dời dân ở 40 thôn của 7 xã ven biển gồm: Hải Thượng, Hải Hà, Hải Yến, Hải Bình, Hải Thanh, Hải Hòa và Nghi Sơn. Tổng số hộ phải di dời là 4.452 hộ, với 20.524 nhân khẩu.
Ngay trong chiều 24- 8, huyện Tĩnh Gia (giáp với huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - nơi bão số 3 đổ bộ vào) đã di dời 1.923 hộ, với 8.889 nhân khẩu cách mép nước biển khoảng 400- 500m, vào các khu vực cao hơn để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân. Số còn lại đang đợi lệnh của tỉnh trong trường hợp khẩn cấp sẽ cho di dời toàn bộ vào khu vực an toàn ngay trong đêm 24- 8.
Tính đến cuối giờ chiều 24- 8, tất cả tàu thuyền, lao động trên tàu đánh cá ngoài khơi của tỉnh Thanh Hóa đã vào nơi trú ẩn an toàn. Hiện các địa phương, nhất là các huyện ven biển như Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn, Nga Sơn đang tích cực rà soát, triển khai các phương án phòng chống cơn bão số 3.
Tại huyện Quảng Xương, địa phương đã phân công mỗi cán bộ phụ trách một xã, thị trấn để triển khai phương án phòng chống cơn bão số 3. Tổ chức tiêu thoát nước đệm cho diện tích lúa mới cấy, rà soát kiểm tra phương án di dân khi có lệnh. Quảng Xương có khoảng 5.000 dân tại các xã ven biển là Quảng Nham, Quảng Trung có khả năng phải di dời trong trường hợp nước dâng cao.
Tại thị xã Sầm Sơn, toàn bộ hàng quán và các hộ kinh doanh ven bãi biển đã được đưa vào khu vực an toàn. Người dân đã tổ chức chằng chống hàng quán, và thu dọn đồ đạc để hạn chế thiệt hại trong trường hợp nước biển dâng cao.
Đến 17 giờ chiều 24- 8, tại xã ven biển Hoằng Phụ (huyện Hoằng Hóa) đã di dời hơn 200 hộ dân (hơn 500 nhân khẩu) đến nơi an toàn tại nhà dân ở sâu trong đất liền, trường học, công sở để tránh cơn bão số 3. Nếu có những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, ngay trong đêm nay, xã Hoằng Phụ sẽ di dời tiếp hơn 200 hộ dân nữa.
Gần 200.000 người tránh, trú bão
Thông tấn xã Việt Nam cho hay, theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sáng ngày 24-8, có 15 tàu Quảng Ngãi và 207 lao động đang trú tại khu vực đảo Trụ Cẩu và Gò Mới quần đảo Hoàng Sa và hiện các tàu này vẫn trong tình trạng giữ liên lạc.
Như vậy, tính đến thời điểm này, tổng số tàu thuyền đã được kiểm đếm, thông báo, kêu gọi và hướng dẫn tránh cũng như trú bão là 44.297 tàu, thuyền và 197.129 người.
Số hoạt động ven bờ và neo đậu tại vùng biển khác có 1.492 tàu và 7.620 người, số neo đậu tại bến: 42.807 tàu và 189.509 người.
* Bão đang tiến sát đất liền Nghệ An - Quảng Bình
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (NCHMF) cho biết, bão số 3 đang tiến sát đất liền Nghệ An - Quảng Bình và đã gây mưa to đến rất to ở các tỉnh ven biển Trung Trung Bộ, lượng mưa phổ biến 70 - 150mm. Riêng tại đảo Lý Sơn, mưa 343mm, Đà Nẵng 175mm, Huế 181mm, Thạch Hãn (Quảng Trị) 202mm, Hà Tĩnh 193mm;… Tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8, Hòn Ngư (Nghệ An) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Trong ngày hôm nay (24-8), Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương BCĐ PCLBTƯ cử đoàn công tác do ông Đào Xuân Học - thứ trưởng Bộ NNPTNT, Phó trưởng ban thường trực BCĐ PCLBTƯ làm trưởng đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng tránh bão số 3 tại các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh. Trước đó vào ngày 23-8, đoàn công tác của UB Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn do phó Chánh văn phòng Đỗ Văn Sơn làm trưởng đoàn đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng tránh bão số 3 tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. | Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến sáng nay tổng số tàu thuyền được kiểm đếm, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn là 44.297 tàu, thuyền/197.129 người. Trong đó: hoạt động ven bờ và neo đậu tại vùng biển khác: 1.492 tàu/7.620 người. Neo đậu tại bến: 42.807 tàu/189.509 người. Hiện có 15 tàu Quảng Ngãi với 207 lao động đang trú tại khu vực đảo Trụ Cẩu và Gò Mới quần đảo Hoàng Sa , các tàu này vẫn giữ liên lạc). |
Ông Phát lưu ý, sau khi bão qua các địa phương ở Bắc Trung Bộ vẫn phải đề phòng lũ như đã từng xuất hiện trong các cơn bão trước đây khi mưa to, lũ lên nhanh gây thiệt hại rất lớn.
Bão số 3 chuyển hướng làm ảnh hưởng trực tiếp đến các chuyến bay của các hãng hàng không. Vietnam Airlines (VNA) cho biết hơn 600 hành khách đã mắc kẹt lại do các chuyến bay trong ngày 24-8 đã không thực hiện được. VNA cho biết do thời tiết tại Vinh đang rất xấu, các chuyến bay từ Hà Nội và TP.HCM đến/đi từ Vinh trong ngày 24-8 bị hủy. Cụ thể các chuyến VN 372, VN374, VN376 chặng Tp. HCM - Vinh, giờ khởi hành 10 giờ 20, 14 giờ và 19 giờ 20. VN373, VN375, VN377 chặng Vinh - TP.HCM, giờ khởi hành 12 giờ 55, 16 giờ 35, và 21 giờ 55. VN 383 chặng Hà Nội - Vinh, giờ khởi hành 16 giờ 50. VN 382 chặng Vinh - Hà Nội, giờ khởi hành 18 giờ 30. VNA cũng cho biết sẽ chuyển hành khách của các chuyến bay trên sang các chuyến bay thường lệ trong ngày 25-8. Trong ngày 25-8, hãng sẽ bố trí thêm các chuyến bay tăng chuyến mang số hiệu VN3762/ VN3773 trên đường bay TP.HCM - Vinh và VN 3822/ VN3831 trên đường bay Hà Nội – Vinh để giải tỏa toàn bộ 641 hành khách bị hủy chuyến bay đến/đi từ Vinh trong ngày 24-8. Trước đó, chiều ngày 23-8, do ảnh hưởng của cơn bão, VNA đã buộc phải hủy một số chuyến bay đến/đi từ Huế và Buôn Ma Thuột, đồng thời đã kịp thời lập kế hoạch tăng chuyến, và bố trí cho hành khách đi trên những chuyến bay thường lệ. Cụ thể: 253 khách trên chuyến bay VN246/VN247 chặng Hà Nội - Huế - Hà Nội bị hủy tối 23-8 đã được chuyển sang chuyến bay VN240/VN241 ngày 24-8 (chuyến sớm nhất trong ngày). Trên 500 hành khách trên 4 chuyến bay VN254/VN255/VN256/VN257 chặng TP.HCM – Huế - TP.HCM bị hủy tối 23-8 đã được chuyển sang các chuyến bay thường lệ trong ngày 24-8 và chuyến bay tăng chuyến mang số hiệu VN2533 khởi hành lúc 13 giờ ngày 24-8 từ Huế đi TP.HCM. Trên chặng TP.HCM - Buôn Ma Thuột và ngược lại, VNA đã chuyển 125 khách trên chuyến bay VN444/ VN445 bị hủy chiều tối 23-8 sang các chuyến bay VN442/ VN444/ VN445 và VN341 trong ngày 24-8. LÊ NAM |